Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da tái phát mạn tính với cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến tính nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì, cùng với các yếu tố môi trường. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và giảm thiểu triệu chứng của viêm da cơ địa. Chúng ta hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu hơn về người bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm da cơ địa
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm da cơ địa
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm da cơ địa có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng bổ sung các chất sau:
Các loại rau và trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ:
Rau xanh và trái cây tươi (cam, dâu tây, dứa, xoài,…) là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp làm lành các tổn thương, điều trị và ngăn ngừa viêm da cơ địa và một số vấn đề sức khỏe khác. Điển hình như:
- Vitamin A chứa trong cà chua, đu đủ, cà rốt,… giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch;
- Vitamin B chứa trong các loại rau xanh có vai trò thúc đẩy tái tạo mô biểu bì, giúp các tổn thương nhanh lành lại;
- Vitamin C chứa trong chanh, cam,… có vai trò là chất oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các phản ứng do dị ứng;
- Vitamin E chứa trong bơ, kiwi, rau bina, cải bắp,… giúp da trẻ mềm mịn và chắc khỏe, bảo vệ da trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh.
Thực phẩm giàu Omega 3:
- Omega 3 làm một chất kháng viêm, giúp cho các tổn thương trên da nhanh hồi phục, đồng thời, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các vi khuẩn có hại. Do đó, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 vào thực đơn của trẻ.
- Omega 3 chứa nhiều trong các loại các béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,… Ngoài ra, nó còn chứa trong các loại hạt và ngũ cốc như quả óc chó, yến mạch,…
Nấm và protein từ thịt lợn:
Nghiên cứu cho thấy, loại protein chứa trong thịt lợn và nấm giúp các liên kết mô dưới da trở nên bền vững hơn. Hơn nữa, chúng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây tổn thương, làm giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn chặn viêm da dị ứng bội nhiễm ở trẻ.
Các loại rau và trái cây chứa nhiều flavonoid chống viêm:
Flavonoid là một chất chống viêm được tìm thấy nhiều trong các loại rau, trái cây như táo, bông cải xanh, việt quất,… Việc ăn nhiều thức ăn chứa Flavonoid sẽ giúp cơ thể cải thiện sức khỏe làn da và ngăn ngừa tình trạng viêm da dị ứng.
Thực phẩm giàu kali:
Tương tự như Flavonoid, Kali cũng là một chất chống viêm có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng của viêm da cơ địa. Nó được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm hằng ngày như chuối, bơ, bí ngô, cá hồi,…
Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn:
Bên cạnh các bữa ăn hằng ngày của trẻ, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua hay các đồ uống lên men khác. Trong các loại thực phẩm này có chứa một lượng lớn lợi khuẩn, men vi sinh probiotic giúp hỗ trợ hệ đường ruột và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Hơn nữa, trẻ thường xuyên ăn các thức ăn chứa nhiều lợi khuẩn còn giúp trẻ làm giảm nhẹ và ngăn ngừa trẻ phát bệnh.
Thực phẩm có giá trị bảo vệ và tái tạo da cao:
Các thực phẩm có giá trị bảo vệ và tái tạo da như hành lá, kiều mạch, yến mạch, nghệ,… sẽ giúp làn da của trẻ được nuôi dưỡng chắc khỏe, bảo vệ da trẻ trước những tác nhân gây bệnh. Do đó, mẹ nên bổ sung các thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ, nhất là các trẻ bị viêm da cơ địa.
Nhóm các thực phẩm người mắc viêm da cơ địa nên ăn
Người bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?
Điều trị dự phòng bệnh viêm da cơ địa tái phát là một trong những mục tiêu được ưu tiên hàng đầu. Một trong những biện pháp phòng ngừa là hạn chế sử dụng các thực phẩm hoặc hoạt chất có khả năng gây kích ứng, dị ứng cho người sử dụng. Việc biết được viêm da cơ địa kiêng gì sẽ giúp người bệnh đảm bảo tốt công tác dự phòng. Một số thực phẩm người bị viêm da cơ địa không nên sử dụng bao gồm:
- Thịt: Đây là một sản phẩm đến từ động vật, thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa nên dễ thúc đẩy các phản ứng viêm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân viêm da cơ địa không nên ăn nhiều thịt đỏ. Thịt trắng như thịt gà, vịt và cá có thể sử dụng như một nguồn chất đạm thay thế cho thịt bò hoặc thịt heo trong khẩu phần ăn hằng ngày.
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: Đây là nhóm thực phẩm thường gây dị ứng với nguồn chất béo bão hòa phong phú.
- Kẹo: Thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm nặng hơn các triệu chứng viêm da, nhất là các nhóm đường hóa học.
- Tinh bột: Nên thay thế các thực phẩm giàu tinh bột như mì hoặc bánh mì bằng các loại hạt ngũ cốc nguyên cám để tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại thực phẩm quá giàu tinh bột là tăng cường biểu hiện các triệu chứng của viêm da cơ địa.
Người bị viêm da cơ địa nên làm gì?
Người bị viêm da cơ địa nên:
- Giảm các yếu tố khởi động viêm da cơ địa: giữ phòng ngủ thoáng mát, tránh tiếp xúc lông gia súc, gia cầm, đồ len, dạ, bụi nhà, giảm stress…
- Vệ sinh vùng tã lót ở trẻ nhỏ để tránh chất tiết gây kích thích.
- Tuân thủ chặt chẽ việc chăm sóc da, làm mềm da đúng cách có thể kiểm soát được triệu chứng bệnh và hạn chế nhiễm trùng thứ phát.
- Nên sử dụng các chất dưỡng ẩm hằng ngày, đặc biệt sau khi tắm. Chất dưỡng ẩm có vai trò quan trọng phòng chống tái phát bệnh vì có tác dụng duy trì độ ẩm cho da, ngăn cản mất nước quanh da, phục hồi yếu tố dưỡng ẩm tự nhiên.
- Ăn kiêng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, khi đã xác định rõ loại thức ăn gây kích thích.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.