Nếu bạn đang gặp vấn đề về đường ruột hay đang gặp hội chứng ruột kích thích. Có lẽ bạn đã từng nghe qua thuốc Trimebutin mà bác sĩ đã đề xuất cho bạn rồi đúng không? bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về hoạt chất Trimebutin để bạn có thể hiểu hơn về thuốc kê đơn này nhé.
Thuốc Trimebutin là thuốc kê đơn
Trimebutine là thuốc gì? Có tác dụng như thế nào?
Trimebutin (trimebutine) là hoạt chất nằm trong nhóm thuốc đường tiêu hóa và dùng trong điều trị rối loạn dạ dày – ruột, có tác dụng chọn lọc trên hệ thần kinh dạ dày ruột (đám rối meissner, auerbach), cần thiết cho việc điều hòa nhu động dạ dày ruột và là tác nhân chống co thắt không cạnh tranh.
Hoạt chất này điều chỉnh sự vận động của đường tiêu hoá: Kích thích vận động ở ruột và có thể ức chế sự vận động này nếu trước đó ruột đã bị kích thích (điều hoà hai chiều).
Ngoài ra, Trimebutin còn có tác dụng kháng serotonin và có ái lực vừa phải với receptor opiat, làm giảm nhu động bất thường nhưng không làm thay đổi nhu động bình thường của đường tiêu hóa.
Thuốc trimebutine điều trị bệnh gì?
- Điều trị loét dạ dày tá tràng
Đây là bệnh lý mà niêm mạc dạ dày tá tràng bị mất chất, nguyên nhân gây ra thường gặp nhất là do xoắn khuẩn HP, stress và căng thẳng kéo dài, sử dụng thuốc kháng viêm không steroid, corticoid, các dẫn xuất của corticoid, rượu bia thuốc lá,…
Loét dạ dày tá tràng có thể có triệu chứng khác nhau, tùy vào vị trí tổn thương và tuổi bệnh nhân. Thường gặp là đau nóng rát, cồn cào, đau có thể liên quan đến bữa ăn hoặc không.
- Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Triệu chứng nổi bật có thể gặp ở bệnh là ợ nóng, một số trường hợp không có trào ngược từ dạ dày lên miệng, ở trẻ nhỏ có thể nôn, chán ăn, kích thích, sặc vào đường hô hấp. Khi đã có biến chứng như viêm thực quản, ung thư thực quản có thể có nuốt đau, nghẹn hoặc xuất huyết thực quản,…
- Điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là một dạng rối loạn chức năng đường ruột, do sự hoạt động bất thường của nhu động ruột như tăng nhu động hoặc giảm nhu động khiến người bệnh cảm thấy các cơn đau quặn thắt kèm tiêu chảy hoặc táo bón, tùy theo mức độ hoạt động của nhu động ruột.
Để làm giảm sự hoạt động bất thường của nhu động ruột, người bệnh thường được chỉ định thuốc trimebutin, hoạt chất chống co thắt. Cơ chế của trimebutin linh hoạt, vừa có thể kích thích vừa ức chế sự hoạt động của nhu động ruột.
Theo đó, trimebutin giúp làm giãn cơ trơn trong ruột, từ đó giảm các cơn thắt ổ bụng và cảm giác đau. Vì vậy trong trường hợp người bệnh bị hội chứng ruột kích thích như đau quặn bụng, đi ngoài nhiều, táo bón, khó chịu bụng sau khi ăn có thể dùng trimebutin.
Tương tự với cơ chế giãn cơ trơn, trimebutin còn có tác dụng giảm các triệu chứng rối loạn chức năng nhu động của đường tiêu hóa.
Thuốc Trimebutin điều trị hội chứng ruột kích thích
Chỉ định và chống chỉ định của Trimebutin là gì?
Chỉ định:
- Điều trị chứng đau do rối loạn chức năng ống tiêu hoá và đường mật
- Điều trị chứng đau, rối loạn sự chuyển vận, bất ổn ở ruột có liên quan đến rối loạn chức năng ruột
- Dùng trong chứng tắc liệt ruột sau giải phẫu để tăng cường hồi phục hoạt động của ruột sau phẫu thuật ổ bụng
Chống chỉ định
- Chống chỉ định với trường hợp quá mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Khi sử dụng Trimebutin cần những lưu ý gì?
- Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ không vượt quá 300C.
- Để thuốc xa tầm tay trẻ em.
- Không tự ý vứt thuốc vào trong toilet hoặc đường ống dẫn nước.
- Trong trường hợp thuốc hết hạn sử dụng hoặc bị biến đổi chất, không nên sử dụng và phải có hướng dẫn hủy từ người có chuyên môn.
Một số câu hỏi liên quan
- Nếu trong trường hợp quên liều chúng ta cần xử lý như thế nào?
Khi quên liều nên bỏ qua và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo như đã định.
- Thuốc có sử dụng cho đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú không?
Phụ nữ có thai, đang cho con bú có thể sử dụng nhưng cần thận trọng khi dùng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Trong thời gian sử dụng thuốc cần tránh những gì?
Trong thời gian uống thuốc không nên sử dụng chung cùng với rượu bia, thuốc lá, có thể ảnh hưởng tới tác dụng thuốc.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.