Sai khớp là một chấn thương phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ lứa tuổi nào. Hiểu rõ về bệnh sai khớp sẽ giúp bạn nhận biết sớm và điều trị kịp thời, giảm thiểu các biến chứng không mong muốn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về bệnh sai khớp, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân, đối tượng nguy cơ, cách chẩn đoán, phòng ngừa và phương pháp điều trị.
Tổng quan chung
Sai khớp là tình trạng khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường, thường xảy ra do chấn thương mạnh hoặc các hoạt động vận động quá mức. Khi khớp bị sai, các xương không còn nằm đúng vị trí, gây đau đớn và hạn chế vận động. Các khớp thường bị sai nhiều nhất bao gồm vai, ngón tay, đầu gối, hông, khớp háng và khuỷu tay.
Sai khớp một phần hoặc không hoàn toàn được gọi là sai khớp bán phần. Bản chất của sai khớp là đứt gần hoàn toàn, hoặc toàn bộ các thành phần giữ vững khớp như dây chằng, gân cơ, bao khớp,… Vì vậy, cần quan tâm đến các tổn thương này trước và sau khi khớp được nắn chỉnh.
Triệu chứng
Triệu chứng của sai khớp rất rõ ràng và dễ nhận biết. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:
- Đau dữ dội: Ngay sau khi chấn thương, cơn đau thường rất mạnh và kéo dài.
- Biến dạng khớp: Khớp bị lệch ra khỏi vị trí bình thường, có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
- Sưng và bầm tím: Khu vực xung quanh khớp bị sai thường sưng và xuất hiện vết bầm tím.
- Hạn chế vận động: Khớp bị sai khiến bạn không thể cử động bình thường.
- Tê và yếu: Nếu dây thần kinh bị ảnh hưởng, bạn có thể cảm thấy tê hoặc yếu ở khu vực xung quanh khớp bị sai.
- Hõm khớp rỗng.
- Biến dạng toàn chi.
- Khớp gồ lên bất thường.
- Xuất hiện các biến dạng: vai vuông góc (sai khớp vai), “nhát rìu” (sai khớp khuỷu ra sau), “phím đàn dương cầm” (sai khớp vùng vai đòn)…
Nguyên nhân
Khoảng 80 – 90% các trường hợp sai khớp đến từ nguyên nhân chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong tập luyện các môn thể thao như bóng chuyền, bóng đã, trượt ván… và cả các tai nạn trong học đường. Cơ chế chấn thương sai khớp thường là gián tiếp như lực chấn thương tác động lên cẳng chân, gối, đùi tạo nên lực đòn bẩy làm trật chỏm xương đùi ra khỏi ổ cối hoặc ngã chống tay có thể khiến bị trật khớp khuỷu hay khớp vai… Cơ chế trực tiếp tuy hiếm gặp nhưng thường dẫn tới bệnh cảnh nặng như sai khớp hở.
- Chấn thương mạnh: Tai nạn giao thông, ngã từ độ cao, hoặc va đập mạnh trong thể thao là những nguyên nhân phổ biến gây sai khớp.
- Vận động sai cách: Các động tác quá mức hoặc không đúng kỹ thuật trong hoạt động thể dục, thể thao.
- Lão hóa: Cấu trúc khớp yếu đi theo tuổi tác, dễ dẫn đến sai khớp khi có tác động nhỏ.
- Bệnh lý: Một số bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, loãng xương, viêm xương khớp háng, sai khớp vai do liệt cơ delta cũng làm tăng nguy cơ sai khớp.
Đối tượng nguy cơ
Sai khớp gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên hay gặp nhất ở người trẻ, người lao động và cũng có thể gặp cả ở phụ nữ có thai.
Mỗi lứa tuổi thường gặp một loại sai khớp phổ biến như sai khớp khuỷu hay gặp ở trẻ em trong khi sai khớp vai, khớp háng lại thường gặp ở người lớn. Ở người già, do quá trình thoái hóa, hạn chế vận động, hoặc không có khả năng phản xạ tự bảo vệ khi ngã nên cũng rất dễ bị sai khớp và thường kèm theo gãy xương.
Một số nhóm người có nguy cơ cao bị sai khớp bao gồm:
- Vận động viên thể thao: Đặc biệt là những người tham gia các môn thể thao đối kháng hoặc có cường độ cao.
- Người cao tuổi: Cấu trúc khớp yếu và mất cân bằng dễ dẫn đến sai khớp.
- Người có tiền sử chấn thương khớp: Những người từng bị chấn thương khớp trước đó có nguy cơ tái phát sai khớp.
- Người mắc các bệnh lý về xương khớp: Như viêm khớp dạng thấp, loãng xương.
Chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán sai khớp không phức tạp và mất nhiều thời gian như một số bệnh xương khớp mạn tính khác. Sau khi khám lâm sàng để kiểm tra vị trí và mức độ đau, sự biến dạng của khớp, kiểm tra cử động khớp, hình dạng khớp và sự thay đổi màu sắc da xung quanh khớp bị chấn thương, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim X-quang.
Hình ảnh X-quang cho thấy rõ tình trạng các đầu xương và ổ khớp giúp bác sĩ kết luận chính xác bạn có bị sai khớp hay không? Ngoài ra, bác sĩ có thể thực hiện thêm xét nghiệm cộng hưởng từ MRI để đánh giá cụ thể mức độ tổn thương của các cấu trúc mô mềm xung quanh khớp bị trật gồm dây chằng, mạch máu, gân và dây thần kinh, từ đó xác nhận chi tiết những gì đang xảy ra ở khớp.
Phòng ngừa bệnh
Phòng ngừa sai khớp tập trung vào việc bảo vệ khớp và tránh các chấn thương. Có thể phòng tránh sai khớp bằng cách tập các thói quen đảm bảo an toàn khi sinh hoạt, luyện tập và làm việc.
Một vài thói quen chung trong sinh hoạt để phòng tránh sai khớp:
- Sử dụng tay vịn khi lên xuống cầu thang
- Luôn có một bộ sơ cứu trong nhà và mang theo khi phải di chuyển, tập luyện nơi khác
- Sử dụng thảm chống trơn ở khu vực trơn trượt, ẩm ướt như phòng tắm, nhà vệ sinh
- Không để các dây, chướng ngại vật tầm thấp trên nền nhà
- Tập luyện đúng cách: Học và thực hiện các kỹ thuật thể thao đúng cách để tránh chấn thương.
- Tăng cường cơ bắp: Các bài tập tăng cường cơ bắp quanh khớp giúp bảo vệ và ổn định khớp.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đối với người cao tuổi hoặc có tiền sử bệnh lý xương khớp, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các nguy cơ.
Để giúp tránh cho trẻ ko bị sai khớp, các phụ huynh nên cân nhắc:
- Dạy trẻ các hành vi an toàn khi vui chơi
- Theo dõi và giám sát trẻ khi cần thiết
- Đảm bảo ngôi nhà được thiết kế an toàn cho trẻ nhỏ
Đối với người lớn để phòng tránh sai khớp, cần:
- Mặc đồ, quần áo bảo hộ khi tham gia các hoạt động thể chất
- Đảm bảo quy trình an toàn lao động
- Chấp hành các quy định an toàn giao thông
- Tránh đứng trên các vật dụng không chắc chắn
Điều trị như thế nào?
Phương pháp chữa trị sai khớp phụ thuộc vào vị trí và mức độ nặng của chấn thương. Có thể bao gồm một số phương thức sau:
Nắn chỉnh khớp
Bác sĩ sẽ cẩn thận thực hiện các thủ thuật nắn chỉnh để giúp xương và khớp trở lại giải phẫu bình thường. Tùy vào mức độ đau và sưng phù, nạn nhân có thể cần thêm thuốc gây tê tại chỗ hoặc thậm chí gây mê toàn thân trước khi được thực hiện nắn xương.
Cố định khớp
Sau khi nắn chỉnh xương, bác sĩ sẽ cố định khớp bằng đai hay bó bột treo trong vài tuần. Thời gian phải mang đai hay bột treo phụ thuộc vào loại khớp bị chấn thương và mức độ tổn thương mô mềm, mạch máu và thần kinh.
Sử dụng thuốc
Sau khi nắn chỉnh, vùng chấn thương sẽ xuất hiện đau và phù nề. Điều này là một phản ứng bình thường nên không cần quá lo lắng. Bác sĩ có thể kê một số thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ.
Phẫu thuật
Nếu sai khớp có kèm theo tổn thương thần kinh và mạch máu hoặc nếu bác sĩ không thể nắn chỉnh khớp bằng những thủ thuật, phẫu thuật trị trật khớp sẽ cần thiết. Bên cạnh đó, những trật khớp tái hồi (lập lại nhiều lần) cũng là một tình trạng cần được cân nhắc để phẫu thuật giải quyết triệt để.
Vật lý trị liệu
Một khi đai hay bột treo được tháo bỏ, người bệnh có thể bắt đầu chương trình vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của khớp, sức mạnh của cơ và tầm vận động của khớp. Phần lớn các trật khớp cần vài tháng để hồi phục hoàn toàn.
Sai khớp là một chấn thương nặng và có thể để lại nhiều di chứng về sau nếu không xử trí sớm đúng cách. Người bệnh cần được đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi nghi ngờ sai khớp, không tự ý nắn trật hoặc chỉnh lại biến dạng tại hiện trường nếu chưa có chẩn đoán cụ thể. Sau khi được nắn chỉnh, bệnh nhân cần được cố định trong một thời gian cụ thể tùy vào vị trí trật khớp, sau đó cần tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp tập vật lý trị liệu hoặc điều trị các tổn thương đi kèm như gãy xương, đứt dây chằng, gân cơ,… để có thể trở về trạng thái hoạt động bình thường.
Kết luận
Sai khớp là một chấn thương nghiêm trọng nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nếu được xử lý đúng cách. Hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý sai khớp sẽ giúp bạn tự bảo vệ mình và người thân khỏi các rủi ro không đáng có. Hãy luôn cẩn thận trong các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là khi tham gia thể thao, và đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sai khớp. Việc chăm sóc khớp kỹ lưỡng sẽ giúp bạn duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động hơn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.