Bệnh trĩ (tên tiếng anh: hemorrhoids) là tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới, tương tự như chứng giãn tĩnh mạch chân.
Trĩ là bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh thuộc về đại trực tràng ở nước ta với tỷ lệ 35-50% – theo nghiên cứu của Hội Hậu môn trực tràng học Việt Nam. Bệnh trĩ không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
Vậy làm sao để nhận biết bệnh trĩ và cách thức phòng tránh căn bệnh này như thế nào qua bài viết sau đây.
Vì sao cần phải phòng tránh
- Bệnh Trĩ là gì?
Trĩ là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Ví dụ như biến chứng hoại tử búi trĩ, nếu không được can thiệp sớm có thể gây nhiễm trùng lan rộng vùng hậu môn và gây nhiễm trùng máu.
Ngoài ra, bệnh trĩ không di truyền nhưng trong một gia đình có thể có xu hướng cùng bị mắc trĩ do thói quen ăn uống và sinh hoạt giống nhau.
Bệnh trĩ gây khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày
Người mắc bệnh trĩ vẫn sinh hoạt tình dục bình thường, tuy nhiên bạn cần tránh quan hệ qua đường hậu môn hoặc hạn chế thực hiện các tư thế quan hệ gây áp lực lên hậu môn. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng gọi là trĩ nội hoặc dưới da xung quanh hậu môn gọi là trĩ ngoại.
- Cách nhận biết bệnh trĩ
Các dấu hiệu và triệu chứng của trĩ có thể bao gồm:
- Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
- Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
- Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
- Sưng vùng quanh hậu môn.
- Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ).
- Bệnh trĩ nên uống thuốc gì?
Hai dạng trĩ thường gặp đó là: trĩ nội và trĩ ngoại. Cụ thể, trĩ nội là tình trạng búi trĩ nằm trên đường lược, chúng được bao bọc bởi niêm mạc, lớp mô chuyển tiếp. Trong khi đó, búi trĩ nằm dưới đường lược chính là tình trạng trĩ ngoại. Các búi trĩ ngoại thường được bao bọc bởi biểu mô vảy.
Để xác định xem bệnh nhân nên sử dụng loại thuốc chữa bệnh trĩ nào, bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm và vị trí của búi trĩ.
Trĩ nội và trĩ ngoại
- Cấp độ 1: Đối với bệnh nhân trĩ cấp độ 1, búi trĩ thường nằm bên trong hậu môn.
- Cấp độ 2: Khi bệnh phát triển sang cấp độ 2, búi trĩ sẽ lộ ra bên ngoài mỗi lần bệnh nhân đi đại tiện, tuy nhiên chúng sẽ thụt vào trong sau khi bạn đứng lên.
- Cấp độ 3: Bệnh nhân trĩ cấp độ 3 gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, bởi vì mỗi khi thay đổi tư thế: ngồi xổm, đi lại hoặc vận động mạnh búi trĩ sẽ lòi ra bên ngoài. Nếu muốn búi trĩ thụt vào, chúng ta phải dành thời gian nằm nghỉ ngơi hoặc tự dùng tay đẩy chúng vào bên trong.
- Cấp độ 4: Nghiêm trọng nhất là khi bệnh trĩ phát triển ở cấp độ 4, búi trĩ luôn nằm bên ngoài hậu môn, cản trở sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Đối với bệnh nhân trĩ cấp độ từ 1 – 3, bác sĩ thường không yêu cầu phẫu thuật, thay vào đó bạn có thể dùng thuốc chữa bệnh trĩ để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.
Bác sĩ kê đơn thuốc dựa vào triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, các nhóm thuốc thường dùng là: thuốc chống táo bón; thuốc có tác dụng chống viêm, giảm đau; thuốc nội tiết tĩnh mạch,… Bên cạnh thuốc uống, người bệnh có thể tham khảo và sử dụng một số loại thuốc bôi theo hướng dẫn của bác sĩ.
Cụ thể khi sử dụng thuốc chống táo bón, chức năng tiêu hóa của bệnh nhân sẽ được cải thiện, phân mềm hơn và không gây áp lực lớn lên hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân trĩ thường đối mặt với cảm giác đau, khó chịu khu vực hậu môn, để xử lý tình trạng này bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid. Một số dòng thuốc chống viêm, giảm đau hiệu quả có thể kể đến như: ibuprofen, paracetamol,…
Một số loại thuốc bôi điều trị trĩ cũng được bác sĩ khuyến khích sử dụng, thuốc thường có thành phần lidocaine và hydrocortisone,… Cách sử dụng rất đơn giản, bệnh nhân vệ sinh tay và hậu môn sạch sẽ, sau đó bôi trực tiếp thuốc lên khu vực trĩ. Nếu duy trì sử dụng, tình trạng sưng viêm, ngứa rát sẽ được cải thiện đáng kể.
Về chế độ ăn uống
Về chế độ ăn uống, chúng ta nên bổ sung chất xơ vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng táo bón và giảm bớt phần nào áp lực lên tĩnh mạch khu vực hậu môn. Đặc biệt, thực phẩm giàu chất xơ khá đa dạng và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, ví dụ như: các loại rau, hoa quả, ngũ cốc,…
Chất xơ rất cần thiết cho người bị mắc bệnh trĩ
Đối với bệnh trĩ, bạn nên kiêng ăn các sản phẩm và không nên thực phẩm có thể làm cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn như:
- Ngũ cốc tinh chế như bột mì trắng
Bột mì trắng đã được loại bỏ cám và mầm nên ít chất xơ hơn. Các sản phẩm làm từ loại bột này bao gồm bánh mì trắng, mì ống và bánh mì tròn… đều có thể gây khó khăn cho việc đi tiêu.
- Thịt đỏ
Thời gian tiêu hóa loại thịt này lâu hơn và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón. Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu… nếu ăn thường xuyên đều gây bất lợi cho người bệnh trĩ.
- Thức ăn cay nóng
Thức ăn cay, nóng như ớt, gừng, riềng, mù tạt… có thể làm tăng cảm giác đau và khó chịu liên quan đến bệnh trĩ.
Thức ăn cay nóng không tốt cho người bị bệnh trĩ
- Đồ ăn mặn
Các món ăn mặn như đồ kho, các loại mắm… có thể gây đầy hơi và làm cho búi trĩ nhạy cảm hơn.
- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ
Các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên… có thể gây khó khăn cho đường ruột và khiến người bệnh khó đi tiêu.
- Các loại thịt đã qua chế biến
Các loại thịt đã qua chế biến như thịt ba chỉ và thịt nguội khác rất ít chất xơ và nhiều natri vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ táo bón, gây bất lợi cho người bệnh trĩ.
Đồng thời, bệnh nhân trĩ nên duy trì thói quen bổ sung đủ nước cho cơ thể. Tùy vào nhu cầu của mỗi người, trung bình một ngày các bạn nên uống từ 1,5 – 2l nước.
Về hoạt động thể chất
Người bị trĩ nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao thay vì ngồi yên một chỗ quá lâu. Thói quen ngồi yên một chỗ sẽ gây áp lực tới hậu môn và khiến bệnh trĩ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, khi vận động chúng ta nên ưu tiên các môn thể thao vừa phải, hạn chế các bài tập quá sức, gây nhiều áp lực tới hậu môn.
Những lưu ý khác
Ngoài những cách thức điều trị và chế độ ăn uống sinh hoạt phòng ngừa bệnh trĩ. Bạn cũng cần lưu ý một số những vấn đề để ngăn ngừa được căn bệnh này trong lối sống thường ngày như:
- Không rặn mạnh khi đi cầu vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
- Đi cầu ngay khi có cảm giác mắc cầu. Nếu bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
- Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu. Tập thể dục cũng có thể giúp giảm cân.
Tập thể dục có thể ngăn ngừa và cải thiện tình trạng trĩ
- Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn
- Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, bạn hãy ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc và uống nhiều nước.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin về cách ngăn ngừa, xử lý khi bị trĩ. Mong rằng bài viết này có ích cho việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.