Mẹ bầu ăn đu đủ chín được không? Đu đủ chín là loại trái cây cực kỳ tốt cho sức khỏe mẹ bầu, giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin B, khoáng chất và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Khác với đu đủ xanh có thể gây hại, đu đủ chín còn giúp hạn chế táo bón, bảo vệ khớp và nâng cao chức năng tim mạch. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không ăn quá nhiều để tránh các vấn đề tiêu hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết lợi ích và cách sử dụng đu đủ chín an toàn trong bài viết này.
Mẹ bầu ăn đu đủ chín được không?
Với câu hỏi có bầu ăn đu đủ chín được không? Câu trả lời là “có”. Được biết đây là một loại quả cực tốt mà các mẹ bầu nên dùng. Không như đu đủ xanh sẽ gây ra vấn đề xấu đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, thì đu đủ chín lại hoàn toàn ngược lại.
Lợi ích khi bà bầu ăn đu đủ chín
Tăng cường sức đề kháng
Về cơ bản, đu đủ chín khá dồi dào các hợp chất chống oxy hóa cực tốt cho sức khỏe, nhất là hợp chất beta carotene (tiền chất của vitamin A) có thể giúp các mẹ bầu hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh nguy hiểm. Đu đủ vẫn luôn được đánh giá cao là một loại quả sở hữu hàm lượng beta caroten gấp nhiều lần so với những loại trái cây khác.
Bổ sung vitamin B cho cơ thể
Trái đu đủ cũng chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B. Theo đó, vitamin B1 có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe tim mạch. Đồng thời, vitamin B2 có thể hỗ trợ trong việc tăng trưởng chiều cao cũng như hệ thần kinh của thai nhi.
Cung cấp các khoáng chất
Đu đủ chín khá dồi dào các khoáng chất như kẽm, kali, canxi, magie,… Chúng mang đến tác dụng tuyệt vời trong việc hạn chế tình trạng thiếu máu của các mẹ bầu. Hơn hết, việc bổ sung đầy đủ kali còn có thể giúp các mẹ tránh bị chuột rút và cân bằng điện giải trong cả thai kỳ.
: Có bầu không nên ăn gì? 10+ loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng kị
Kiểm soát cân nặng
Đu đủ chín rất dồi dào các chất dinh dưỡng nhưng lại cực ít calo. Chính vì thế, việc ăn đu đủ sẽ không làm cho các mẹ cảm thấy lo ngại về vấn đề tăng cân.
Hạn chế nguy cơ táo bón
Tình trạng táo bón trong khi mang thai là vấn đề mà các mẹ bầu không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc ăn đu đủ chín thì các mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này. Bởi trong loại quả này có chất vitamin B và riboflavin – chúng có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa để giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Bảo vệ khớp
Vitamin C trong trái đu đủ có hiệu quả trong việc bảo vệ xương khớp cho các mẹ bầu. Cho nên, nếu ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ giúp các mẹ hạn chế mắc phải tình trạng đau nhức xương khớp, không bị đau nhức, tê cứng các khớp và khuỷu tay,..
Một số công dụng khác
- Kích thích khả năng tiết sữa tốt hơn.
- Nâng cao chức năng tim mạch và giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại tràng hiệu quả.
- Giúp bổ sung nước cho các mẹ bầu.
- Ăn đu đủ chín có thể giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng ốm nghén.
- Mẹ bầu khi ăn đu đủ chín sẽ đẹp da hơn.
- Ăn đu đủ chín có thể giúp các mẹ bầu cải thiện tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ nếu sử dụng một lượng phụ hợp.
Một số lưu ý khi mẹ bầu ăn đu đủ chín
Nếu mẹ bầu ăn đu đủ chín trong quá trình mang thai thì cần chú ý tới một số vấn đề quan trọng, nhằm hạn chế một số vấn đề gây hại tới sức khỏe của cả mẹ và bé trong cả thai kỳ. Cụ thể như sau:
- Trong đu đủ chín có chứa một loại enzyme có tên là latex – chất này có thể gây ra phản ứng mỗi khi ăn. Do đó, các mẹ chỉ nên hấp thụ một lượng vừa đủ để tránh mắc phải tình trạng này.
- Cần bỏ hết các hạt bên trong đu đủ chín trước khi ăn.
- Mỗi tuần chỉ nên ăn khoảng 2 – 3 lần đu đủ chín để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Tránh ăn đu đủ chín khi mẹ bầu đang bị tiêu chảy hay quá lạm dụng đu đủ chín mỗi khi bị táo bón.
- Mẹ bầu không được ăn đu đủ chín để lạnh.
Trên đây là tổng hợp những chia sẻ xoay quanh về đu đủ chín để giúp giải đáp cho câu hỏi “mẹ bầu có nên ăn đu đủ chín không”. Qua đó, hy vọng những kiến thức này có thể giúp cho các bạn học thêm được nhiều điều hữu ích. Để rồi giúp cho các mẹ bầu có thể biết cách sử dụng nhằm bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của hai mẹ con trong cả thai kỳ.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
-
- Hướng dẫn cách dùng que thử thai với 5 bước đơn giản
-
- Tổng hợp 28 điều kiêng kỵ khi mang thai mẹ bầu nên biết để có thai kỳ khoẻ mạnh
-
- Điểm danh 10+ dấu hiệu mang thai 1 tháng cứ “10 người mang bầu thì 8 người có”