Suy hô hấp là tình trạng xảy ra khiến cho cơ thể không đủ oxy để cung cấp cho tim, não bộ và những phần còn lại của cơ thể. Vậy triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan chung
Suy hô hấp, còn được biết đến là thiểu năng hô hấp, là tình trạng khó thở hoặc những biểu hiện liên quan đến khó thở khi hệ hô hấp không thể thực hiện được các chức năng trao đổi và cung cấp oxy. Bệnh có thể gây nên tình trạng thiếu oxy ở máu và những mô khác trong cơ thể người.
Tình trạng này diễn ra có thể liên quan đến các bệnh lý khác ở bệnh nhân như suy hô hấp cấp hoặc mãn tính, các dạng tổn thương ở phổi gây nên những phản ứng nghiêm trọng, trẻ sơ sinh mắc chứng thiểu năng hô hấp,…
Theo thống kê hiện nay, khả năng mắc và phát triển các chứng bệnh thiểu năng hô hấp ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Ngoài ra, tình trạng này cũng thường xuất hiện ở những bệnh nhân đã có các bệnh lý nền hoặc gặp phải những chấn thương nặng.
Suy hô hấp có thể phát triển ở hai dạng, đó là suy hô hấp cấp tính hoặc mãn tính. Mỗi một dạng thường có các triệu chứng đặc trưng khác nhau.
Triệu chứng
Hội chứng suy hô hấp ở người lớn có các triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Điều này phụ thuộc vào nguyên nhân, nồng độ CO2 và O2 trong máu. Bệnh nhân suy hô hấp sẽ có các biểu hiện ban đầu như: thở nhanh, thở gấp, khó thở,… Khi đó, bệnh nhân cần cấp cứu hoặc nhập viện ngay.
Triệu chứng khi bị thiếu oxy:
- Dễ bị buồn ngủ
- Khó thở, hay có cảm giác thiếu không khí
- Môi, ngón tay, ngón chân xanh xao, nhợt nhạt
- Cơ thể mệt mỏi, khó thực hiện các hoạt động cá nhân: mặc quần áo, đọc sách, lên xuống cầu thang,…
Triệu chứng khi nồng độ carbon dioxide tăng cao:
- Thị lực giảm khiến khả năng nhìn kém, nhìn mờ
- Đau đầu, có khi hay quên, lú lẫn
- Tim đập nhanh kèm hơi thở nhanh, gấp gáp
Ở một số trường hợp, người bệnh có thể có đồng thời triệu chứng thiếu oxy và tăng carbon dioxide cùng lúc. Tuy nhiên, điều này không quá phổ biến.
Nguyên nhân
Những người suy hô hấp giảm oxy máu đều có các tổn thương ở hệ hô hấp. Các tổn thương đó gây ảnh hưởng đến phổi, đến đường thở; hoặc tác động lên các tế bào mô hỗ trợ hô hấp. Các nguyên nhân suy hô hấp bắt nguồn từ phổi hoặc nằm ngoài phổi.
Nguyên nhân ở phổi
- Nhiễm trùng phổi: lao phổi, xơ phổi, viêm phổi, viêm phế quản phổi, tắc nghẽn phế quản, thuyên tắc động mạch phổi,…
- Phù phổi cấp do tim.
Nguyên nhân ngoài phổi
- Nhiễm trùng thanh quản: u khí quản, u thực quản vùng cổ, tắc nghẽn thanh khí quản do u thanh quản,…
- Tràn dịch màng phổi: khiến dịch phổi tăng nhanh. Điều này làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh suy hô hấp.
- Gãy xương sườn: chấn thương lồng ngực làm tổn thương màng phổi và phổi.
- Tổn thương hệ thần kinh: bắt nguồn từ các bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
Đối tượng nguy cơ
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc suy hô hấp, bao gồm:
- Tuổi tác cao
- Hút thuốc lá
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
- Bệnh tim mạch
- Suy giảm miễn dịch
- Sử dụng thuốc ức chế hệ miễn dịch
Chẩn đoán
Khi bạn đến thăm khám tại các cơ sở y tế, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán suy hô hấp, không có một xét nghiệm cụ thể nào được chỉ định để giúp chẩn đoán tình trạng này.
Trước tiên, nếu bạn bị nghi ngờ mắc phải tình trạng thiểu năng hô hấp thì bạn sẽ được đo huyết áp, sau đó tiến hành khám thực thể lâm sàng và có thể được chỉ định thực hiện bất kỳ các xét nghiệm sau dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn:
- Xét nghiệm máu để xác định chất lượng máu và oxy trong máu của bạn. Nếu hai chỉ số này ở mức thấp thì có thể bạn đang mắc phải thiểu năng hô hấp.
- Chụp X-quang hoặc chụp CT vùng ngực giúp các bác sĩ quan sát được tình trạng túi khí trong phổi của bạn có chứa dịch hay không.
- Điện tâm đồ và siêu âm tim.
- Phết cổ họng và mũi.
- Kiểm tra đường hô hấp.
Phòng ngừa bệnh
Có thể làm giảm nguy cơ suy hô hấp mạn tính bằng cách kiểm soát các tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như bệnh tim, phổi và thần kinh… Có thể phòng ngừa bệnh lý gây suy hô hấp bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho phổi, chẳng hạn như bưởi, cà chua, cà phê, rau lá có màu xanh đậm, cá béo, bí ngô, ớt, cà chua, dầu ô liu, hàu, quả việt quất…
- Mang khẩu trang khi đi ra ngoài, ở nơi đông người hoặc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí thải…
- Hạn chế tiếp xúc gần với người đang mắc các bệnh lý hô hấp.
- Xây dựng lối sống khoa học, tránh thức khuya, uống nhiều rượu bia, sử dụng các chất kích thích. Đặc biệt, không hút thuốc lá.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, duy trì việc tập luyện đều đặn.
- Thực hiện các bài tập thở.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý có thể điều trị sớm.
Điều trị bệnh suy hô hấp
Sau đây là những cách điều trị suy hô hấp mà được áp dụng nhiều nhất:
Sẽ chuyển oxy đưa vào phổi bệnh nhân tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp truyền oxy phù hợp:
- Sử dụng ống thông mũi: đầu ống sẽ nối với bình oxy di động và được đặt vào trong mũi của bệnh nhân trong trường hợp bệnh nhân cần hệ thống đặc biệt để có thể nhận dòng oxy cao hơn được gọi là ống thông mũi dòng chảy cao
- Sử dụng mặt nạ thông khí: người bệnh sẽ được đeo mặt nạ và gắn túi khí vào để lượng oxy vào phổi nhiều hơn. Phương pháp này sẽ được sử dụng trong trường hợp người bệnh bị suy hô hấp cấp, đang chờ quy trình điều trị bệnh
- Thông khí áp lực không xâm lấn: đây là một phương pháp sử dụng một chiếc mặt nạ hoặc một thiết bị để trùm qua mũi hoặc miệng của người bệnh. Một ống sẽ nối với mặt nạ với một máy thổi khí vào trong ống và sẽ đảm bảo giữ đường thở của bệnh nhân được mở trong lúc ngủ. Phương pháp này sẽ được sử dụng trong việc điều trị ngưng thở khi ngủ dẫn đến suy hô hấp.
- Sẽ sử dụng máy thở cơ học: khi những phương pháp thở oxy trên nếu như không phát huy được tác dụng thì mức oxy trong máu của người bệnh không tăng lên hoặc người bệnh vẫn sẽ luôn trong tình trạng khó thở, trong trường hợp này thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng phương pháp máy thở cơ học. Máy thở cơ học này sẽ giúp thổi không khí với lượng oxy cao và trong giường thở là phổi của bệnh nhân. Tuy nhiên những phương pháp này lại không được chỉ định dùng trong thời gian dài vì nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến phổi và khó khăn của người bệnh và việc này sẽ rất dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng như viêm phổi
- Phương pháp mở khí quản: đây là một trong những phương pháp được sử dụng ở trong trường hợp đường thở của người bệnh bị tắc nghẽn. Lúc này các bác sĩ sẽ phẫu thuật tạo một lỗ đi qua phía trước cổ của bệnh nhân và vào khí quản gọi là mở khí quản hoặc ống khí quản để giúp cho bệnh nhân có thể dễ thở hơn
- Oxy hóa mềm ngoài cơ thể: đây là một phương pháp được sử dụng đối với những bệnh nhân có những dấu hiệu suy hô hấp cực kỳ nghiêm trọng. Phương pháp này được sử dụng bơm máu qua phổi nhân tạo để có thể bổ sung oxy cho cơ thể, loại bỏ carbon dioxide trước khi đưa máu trở lại cơ thể. Có thể sử dụng phương pháp này trong vài ngày hoặc vài tuần để chức năng phổi có thể hồi phục. Tuy nhiên đây là phương pháp không được khuyến cáo sử dụng lâu dài vì sẽ gây nên tình trạng đông máu hoặc chảy máu và nhiễm trùng máu có nguy cơ đe dọa đến tính mạng
Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để có thể điều trị được nguyên nhân hoặc cải thiện những tình trạng của suy hô hấp:
- Có thể các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giãn phế quản là một trong những loại thuốc có thể giúp mở đường thở hoặc điều trị các cơn hen suyễn
- Thuốc kháng sinh điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng ở phổi như viêm phổi
- Corticoid: loại thuốc này sẽ đặc trị các chứng viêm đường thở, thu nhỏ đường thở
Ngoài ra khi nhập viện trong một thời gian dài thì các bác sĩ sẽ chỉ định một số biện pháp bổ sung để có thể quản lý và ngăn ngừa những biến chứng suy cơ quan hô hấp xảy ra:
- Sẽ sử dụng biện pháp hỗ trợ dinh dưỡng: người bệnh cần được truyền dinh dưỡng trong suốt quá trình sử dụng thở máy, đảm bảo cơ thể luôn trong tình trạng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
- Chất lỏng: các chất lỏng sẽ chuyền từ đường tĩnh mạch vào trong mạch máu của người bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng lưu lượng máu khắp cơ thể
- Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu: phương pháp này nhằm giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa những tình trạng viêm loét, đồng thời sẽ rút ngắn thời gian thở máy của bệnh nhân, thúc đẩy một quá trình hồi phục cơ thể của người bệnh
- Cải thiện phục hồi chức năng phổi: người bệnh sẽ được hướng dẫn những bài tập cải thiện mức oxy, phục hồi chức năng phổi
- Sử dụng thuốc làm loãng máu: ở một số trường hợp bệnh nhân bị nặng thì các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa tình trạng hình thành máu đông ở cơ thể bệnh nhân
Kết luận
Bệnh suy hô hấp là một tình trạng nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng, và các biện pháp can thiệp là rất quan trọng. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa như duy trì lối sống lành mạnh, tránh các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường để được tư vấn và điều trị kịp thời. Sự quan tâm và chăm sóc đúng mức không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn.