Trong y học cổ truyền, cây duối được biết tới là một bài thuốc nam tốt cho sức khỏe. Nhưng chắc hẳn có nhiều người hiện nay vẫn chưa biết cây duối còn gọi là cây gì? Chúng có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe? Nếu bạn cũng có thắc mắc này, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.
Cây duối còn gọi là cây gì? Đặc điểm của cây duối
Cây duối có tên khoa học là Streblus asper Lour thuộc giống cây họ dâu tằm thường được gọi với nhiều loại tên các nhau như cây hoàng anh, duối nhám, duối da, duối cảnh, may xói,…Chúng có đặc điểm như sau:
- Cây duối có thân gỗ, chiều cao khoảng 4 – 8m thường mọc thành bụi cứng.
- Lá cây duối có hình bầu dục, cứng, xung quanh mép có răng cưa với chiều dài khoảng 3 – 7cm.
- Hoa cái có hình cầu, màu xanh lục, mọc đơn lẻ. Còn những bông hoa màu vàng mọc thành cụm là hoa đực của cây duối.
- Quả cây duối có dạng hình cầu, kích thước khá nhỏ khi xanh có màu xanh, đến khi chín chuyển vàng và có vị ngọt.
Đa phần mọi người thường dùng loại cây này để làm hàng rào bao quanh nhà cửa. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền thì cây duối lại là một cây thuốc Nam hữu dụng. Từ rễ, thân cây, lá, hoa, vỏ đều được dùng để điều chế một số bài thuốc nhờ chứa nhiều thành phần hoá học quan trọng như: Acid oleanolic, β – sitosterol, Botulin, N – triacontane, Tetracontane – 3 – on, Stigmasterol, Glycosid trợ tim, Lupeol…
Đặc điểm cây duối trong tự nhiên
Tác dụng của cây duối đối với sức khỏe
Trong Đông Y, cây duối có tính mát, vị chát, đắng, quy vào kinh can nên có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ thanh nhiệt, thông huyết, sát trùng, cầm máu, giải độc, hỗ trợ điều trị tiêu chảy, đau nhức xương khớp.
Ngoài ra, trong y học hiện đại thì cây duối có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
- Trợ tim: Trong vỏ cây duối được nghiên cứu chứa nhiều thành phần glycosid trợ tim, cùng với việc chứa đặc tính học học và dược lý nên có tác dụng trong việc hỗ trợ hoạt động tim mạch hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Trong chiết xuất vỏ cây duối được tìm thấy nhiều thành phần có khả năng gây độc tế bào KB (tế bào ung thư biểu mô), cùng với Methanol và hexan được tìm thấy trong thành phần hóa học của cây duối được đánh giá có tác dụng trong việc hỗ trợ ngăn ngừa ung thư bạch cầu một cách đáng kể.
- Kháng khuẩn: Trong lá và cành cây duối có chiết xuất ethanol được chứng minh có tác dụng trong việc làm ức chế sự hình thành của những vi khuẩn có hại trong cơ thể hiệu quả.
- Hỗ trợ làm sạch răng miệng: Nhờ có nhiều hoạt tính kháng khuẩn trong cây duối nên có tác dụng trong việc hỗ trợ làm giảm nguy cơ sâu răng, nhiễm trùng mũi họng, miệng. Theo nhiều nghiên cứu đã được thực hiện, kết luận rằng nước súc miệng có chứa chiết xuất lá duối có thể làm giảm S. mutans nhưng không có tác dụng hiệu quả các mảng bám ở vùng răng miệng.
- Chống sốt rét: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong vỏ và thân cây duối có các thành phần dược tính có tác dụng trong việc hỗ trợ chống bệnh sốt rét.
: Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ.
Cây duối có nhiều tác dụng đối với sức khỏe
Cách sử dụng cây duối hiệu quả
Như đã nói trên, cây duối thường được mọi người sử dụng để làm hàng rào cổng nhà. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng làm một số bài thuốc nam hỗ trợ trị bệnh như:
- Bài thuốc điều trị mụn nhọt: Lấy ít nhựa cây duối tẩm vào giấy và dán trực tiếp lên vùng mụn nhọt, để nguyên khoảng 3h, ngày thứ hiện 2 – 3 lần sẽ thấy cải thiện rõ rệt.
- Bài thuốc trị nóng trong, bí tiểu: Lấy 20g rễ và cành cây duối thái nhỏ, mang đi sắc cùng với 500ml nước cho tới khi còn phân nửa, tắt bếp, để nguội và lấy uống chia làm ngày 3 lần.
- Bài thuốc trị sâu răng: Lấy 20g vỏ cây duối mang đi thái mỏng, sắc cùng nước lấy phần nước cô đặc ngậm trong vòng 1 phút rồi nhổ ra. Mọi người có thể thực hiện hàng ngày.
- Bài thuốc trị băng huyết, kiết lỵ: Lấy 20g lá duối khô hoặc 50g lá duối tươi mang đi sắc nước để uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
Có nhiều bài thuốc từ cây duối tốt cho sức khoẻ
Một số lưu ý và câu hỏi thường gặp khi sử dụng cây duối
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng cây duối
Sử dụng bài thuốc từ cây duối có tác dụng phụ không?
Câu trả lời là CÓ. Mặc dù tốt, nhưng nếu quá lạm dụng hoặc sử dụng sai cách thì rất dễ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Vậy nên, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng, cũng như tuân thủ đúng liều lượng đã đưa ra.
Lá cây duối có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Lá cây duối được cho là có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và có tác dụng kháng oxy hóa. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong y học dân gian để hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu các vấn đề về dạ dày, bí tiểu….
Một số lưu ý khi sử dụng cây duối
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng các bài thuốc từ cây duối, mọi người cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Theo khuyến cáo, mỗi ngày mọi người chỉ nên dùng khoảng 10 – 20g lá/vỏ/rễ cây duối để đảm bảo an toàn.
- Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây duối, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường cần ngưng sử dụng và đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và tư vấn.
- Bài thuốc từ cây duối có thể dễ gây phản ứng với một số loại thuốc khác, nhất là thuốc Tây nên hạn chế sử dụng chung với nhau nếu không có chỉ định của bác sĩ.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em không nên tùy ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp mọi người hiểu rõ hơn về cây duối, một loại cây thường thấy nhưng lại có tác dụng hiệu quả với sức khỏe con người. Nếu muốn sử dụng hãy tìm hiểu kỹ, cũng như tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn khi dùng nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
Cây chùm ngây trị bệnh gì? Cách dùng cây chùm ngây tốt cho sức khoẻ
Những lợi ích bất ngờ của cây cỏ ngọt đối với sức khỏe
Cây cỏ sữa là gì? tác dụng của cây cỏ sữa có thể bạn chưa biết
Cây dành dành nước là cây gì? tác dụng của cây dành dành nước
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.