Khi đến ngày “đèn đỏ”, hầu như các chị em gái đều phải khổ sở với chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được nguyên nhân để tìm ra phương pháp đẩy lùi chứng đau bụng kinh phù hợp.
Đau bụng kinh là triệu chứng khó chịu thường gặp ở nhiều chị em khi đến ngày hành kinh. Nó khiến chị em phụ nữ bị mệt mỏi, đau lưng, đau bụng âm ỉ, có khi đau dữ dội kèm theo hạ huyết áp, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn,…thậm chí có thể dẫn tới hôn mê.
Đau bụng kinh nguyệt là hiện tượng đau bụng dưới khi hành kinh và có thể lặp đi lặp lại theo chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ. Tình trạng này thường hay gặp ở phụ nữ còn trẻ, có những người có thể đau kéo dài đến mấy tiếng hoặc vài ngày.
Phân loại đau bụng kinh
Đau bụng kinh chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát (ảnh minh họa)
Đau bụng kinh nguyên phát
– Những bạn gái mới bước vào tuổi dậy thì thường xuất hiện đau bụng nhiều trước, trong hoặc sau kỳ kinh nguyệt, thường kéo dài khoảng 2-3 năm.– Nguyên nhân có thể là do sự co thắt quá mức của cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra ngoài, hoặc ở một số bạn gái cổ tử cung quá hẹp, tử cung ở vị trí không bình thường đều ảnh hưởng đến máu kinh lưu thông gây đau bụng trong thời gian hành kinh.
Đau bụng kinh thứ phát
– Lạc nội mạc tử cung, mắc các bệnh phụ khoa như viêm vùng chậu, u xơ, u nang cơ tử cung, đặt vòng tránh thai,…cũng có thể gây đau bụng kinh.
– Yếu tố di truyền từ mẹ sang con: các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ bị đau bụng kinh thì con gái cũng sẽ có khả năng cao bị đau bụng kinh.
Nguyên nhân khác gây đau bụng kinh
– Yếu tố thần kinh, tinh thần bất ổn do các bạn gái quá nhạy cảm với những cơn đau trước đó mang lại. Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh. Vận động mạnh, cơ thể bị ướt lạnh, ô nhiễm môi trường như khí thải của các nhà máy công nghiệp, mùi của các chất hóa học như xăng, dầu…. Ăn thực phẩm quá lạnh cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng kỳ kinh nguyệt
Cảnh giác bạn gái khi dùng thuốc giảm đau
Lưu ý, việc sử dụng thuốc giảm đau khi đau bụng kinh là điều rất nguy hiểm. Việc lạm dụng sản phẩm giảm đau khi đau bụng kinh trong chu kì kinh nguyệt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Các sản phẩm giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau tức thời, khi sử dụng quá nhiều sẽ gây tình trạng lệ thuộc, ngoài ra còn có một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng sức khỏe của chị em.
Hỗ trợ bạn gái những ngày đến tháng
Sử dụng phương pháp đông y giúp giảm đau bụng kinh là lựa chọn an toàn đối với chị em. Trong dân gian có một số vị thuốc có tác dụng giảm đau bụng kinh như: Ích mẫu, Hương phụ, Ngải cứu, Hồng hoa,… Các vị thuốc trên đã được chứng minh tác dụng trong việc giúp giảm đau bụng kinh ở phụ nữ và đã được sử dụng rộng rãi. Bên cạnh đó, chị em nên áp dụng một số phương pháp giảm đau bụng kinh như:
– Chườm bụng bằng chai hoặc túi nước nóng (chú ý tránh nóng quá sẽ gây bỏng).
– Massage bàn chân cho bớt đau vì bàn chân có những huyệt đạo liên quan tới vùng chậu đồng thời các bạn có thể ngâm chân trong nước ấm pha muối cho thư giãn.
– Giã hoặc xắt lát gừng, chườm vào phần bụng dưới trong 5-7 phút, sức nóng của gừng sẽ giúp bạn làm dịu cơn đau.
– Dán cao hoặc xoa dầu nóng sưởi ấm vùng bụng giúp máu lưu thông dễ dàng.