Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện bất thường, xảy ra phổ biến ở đường tiêu hóa và có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều người. Tình trạng này dễ tái phát nhiều lần, khó để dứt điểm. Hãy cùng tìm hiểu ngay nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả hội chứng rối loạn tiêu hóa tại bài viết này.
Các biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa phụ thuộc vào từng nguyên nhân (bệnh dạ dày, do chế độ ăn…). Tuy nhiên, nhìn chung, tình trạng này thường xuất hiện với một số dấu hiệu dễ nhận biết như sau:
- Đau bụng, đau ngực hoặc đau lưng.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Khó nuốt, nấc cụt, khó tiêu.
- Đi đại tiện mất kiểm soát.
- Ăn không ngon, Buồn nôn.
- Cổ họng xuất hiện khối u.
- Chảy máu.
- Tăng hoặc giảm cân thất thường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa cụ thể gồm các nguyên nhân sau:
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Vì vậy, tình trạng rối loạn phần lớn xuất phát từ nhóm nguyên nhân này. Trong đó, một số loại thực phẩm có nguy cơ cao gây tác động tiêu cực cho tiêu hóa gồm:
- Thực phẩm bị hỏng hoặc chưa được vệ sinh: Vi khuẩn từ thực phẩm bị hỏng, thiếu vệ sinh xâm nhập vào hệ tiêu hóa sẽ dẫn đến ngộ độc, co thắt cơ trơn ống tiêu hoá gây đau quặn thắt và một loạt các vấn đề khác.
- Đồ ăn cay nóng: Nhóm thực phẩm này sẽ khiến bao tử bị tổn thương, về lâu dài có thể gây rối loạn hệ tiêu hóa.
- Sản phẩm từ sữa: Ở một số nhóm đối tượng, hệ tiêu hóa không thể dung nạp được sữa và các sản phẩm từ sữa (kem, phomai…).
- Thực phẩm có tính axit: Các loại thực phẩm có tính axit cao như bưởi, cam , cà chua, chanh… có thể gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày.
Uống nhiều thức uống chứa cồn
Rượu bia sẽ kích thích cơ vòng thực quản, gây nên hiện tượng ợ chua và một loạt các vấn đề nghiêm trọng khác. Do đó, để bảo vệ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, việc hạn chế sử dụng là cần thiết.
Bệnh lý liên quan đến dạ dày
Các bệnh lý liên quan đến dạ dày cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Trong đó, hai tình trạng điển hình phải kể đến gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Thực quản được kết nối với miệng và bao tử. Hiện tượng trào ngược xảy ra khi dịch vị tiết ra đi ngược lên khu vực này, gây ra đau rát, khó chịu. Nếu bệnh không được điều trị sớm, về lâu dài sẽ dẫn đến tổn thương thực quản.
- Loét dạ dày tá tràng: Vết loét hình thành trong thành của đường tiêu hóa, trở nên đau rát khi tiếp xúc trực tiếp với dịch vị. Về lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống.
Viêm đại tràng
Đây là bệnh viêm ruột, ảnh hưởng đến niêm mạc đại trực tràng. Tình trạng này thường xuất hiện phổ biến ở nhóm đối tượng từ 30 – 40 tuổi, kể cả nam và nữ. Bệnh được nhận biết với nhiều triệu chứng đa dạng như: tiêu chảy, nhầy và/hoặc máu trong phân, đi tiêu thường xuyên, mệt mỏi…
Viêm ruột thừa cấp
Đây là tình trạng ruột thừa bị viêm đột ngột. Bệnh thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 – 30 tuổi, trong đó nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn. Viêm ruột thừa cấp tính ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ tiêu hóa, những cơn đau dữ dội xuất hiện kèm các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, cứng bụng… Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, nguy cơ cao có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như ruột thừa bị vỡ, nhiễm trùng phúc mạc…
Bệnh sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu xuất hiện do sự tích tụ của các khoáng chất, axit và muối trong nước tiểu. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ có cảm giác đau dữ dội ở xương sườn, lưng, bụng. Đây cũng được coi là một trong các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng rối loạn đường tiêu hóa.
Các yếu tố gây tái phát bệnh rối loạn tiêu hoá
Phần lớn người mắc rối loạn tiêu hóa thường chủ quan và dễ mắc phải các sai lầm phổ biến, khiến bệnh kéo dài “dai dẳng”, không trị dứt điểm được, dễ biến chứng thành các bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại tràng…
- Chủ quan chỉ chữa triệu chứng
Thông thường, khi ăn phải thức ăn ôi thiu, độc hại bị đau bụng đi ngoài hoặc bị táo bón kéo dài, chúng ta thường có thói quen chỉ dùng các loại thuốc điều trị triệu chứng, thấy đỡ là thôi. Nhiều người còn tự ý sử dụng thêm thuốc kháng sinh. Bạn có thể thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể sau một vài ngày sử dụng.
Tuy nhiên, điều mà chúng ta không thể thấy đó là sự chủ quan và lạm dụng các loại thuốc đã giết chết lợi khuẩn đường ruột làm cho hệ tiêu hóa ngày càng suy yếu và khó phục hồi nên chỉ cần ăn uống không cẩn thận, ăn những thức ăn lạ, tanh, tái, sống là lại bị rối loạn tiêu hóa tái phát hành hạ.
- Không đi khám, tự ý điều trị
Không đi khám, tự ý mua các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả tức thì là sai lầm phổ biến hiện nay.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng, không những bệnh tình không đỡ mà còn có nguy cơ bị nặng hơn, vì các loại thuốc điều trị viêm đại tràng hay men tiêu hóa sẽ làm suy giảm lợi khuẩn đường ruột gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột khiến chức năng của hệ tiêu hóa ngày càng yếu.
- Ăn uống không kiêng khem
Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhanh, không điều độ, lạm dụng đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán, chất kích thích, ăn đồ tái sống,… là những lý do gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, người mắc cần hạn chế các loại thực phẩm như: Rau sống, nem chua, gỏi cá, cà phê, rượu, bia, thuốc lá…
Cách phòng ngừa
Vậy làm sao để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa và ngăn không cho chúng tái phát? Bạn có thể tham khảo một số các biện pháp sau:
Để phòng tránh bị rối loạn tiêu hóa ở người lớn cũng như các vấn đề khác liên quan đến tiêu hóa, bạn cần xây dựng cho mình một lối sống khoa học. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn để tránh bị rối loạn tiêu hóa:
- Ăn uống đủ chất, ăn chín uống sôi, hạn chế sử dụng các thực phẩm gây kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
- Nếu bạn thường xuyên bị táo bón, cần bổ sung nhiều chất xơ và rau xanh trong chế độ ăn để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn.
- Bổ sung men vi sinh hoặc bổ sung lợi khuẩn tốt cho đường ruột.
- Tập thói quen đi đại tiện khoa học, mỗi ngày đều nên đi đại tiện 1 lần vào cùng một thời điểm.
- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa bằng cách bổ sung vitamin và khoáng chất, kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn.
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin về căn bệnh rối loạn tiêu hóa và cách phòng ngừa rối loạn tiêu hoá. Mong rằng bài viết này sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.