Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp và nguy hiểm hiện nay. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm, biết được nguyên nhân gây bệnh suy tim, hiểu được triệu chứng, các dấu hiệu suy tim và có phương pháp điều trị suy tim phù hợp thì người bệnh có thể kéo dài tuổi thọ và có cuộc sống chất lượng hơn.
Suy tim là gì? Nguyên nhân gây bệnh.
- Suy tim là gì?
- Suy tim là tình trạng tim bị yếu, không đủ khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả, khiến máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường, không đảm bảo được hoạt động bình thường của cơ thể. Suy tim là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Suy thất trái gây khó thở và mệt mỏi và suy thất phải gây tích tụ dịch ngoại vi và tích tụ dịch trong ổ bụng; các tâm thất có thể bị tổn thương cùng nhau hoặc riêng biệt.
- Nguyên nhân gây bệnh
- Nguyên nhân thường gặp nhất là do tăng huyết áp làm tăng áp lực lên tim dẫn đến tim co bóp hoạt động mạnh hơn mức bình thường trong thời gian dài để giữ cho máu lưu thông
- Bệnh nhồi máu cơ tim dẫn đến chức năng bơm và co bóp của tim không còn hoạt động nữa gây nên hậu quả nghiêm trọng là suy tim
- Bệnh động mạch vành
- Bệnh cơ tim: cấu trúc của cơ tim bị thay đổi làm các chức năng cơ tim cũng biến đổi theo
- Bệnh tim bẩm sinh: những dị dạng ở tim, hẹp đường thoát thất phải, thông liên thất. Các dị dạng này xảy ra từ khi còn trong bào thai mẹ.
- Các bệnh lý mạn tính khác như bệnh tuyến giáp, suy thận, bệnh đái tháo đường…
Triệu chứng và biểu hiện cụ thể của bệnh suy tim:
- Tức ngực: thường xuyên bị đau ngực trái trước tim hoặc có cảm giác tức và nặng ngực, ngực như bị thắt nghẹn và bị ép
- Khó thở: hô hấp khó khăn khi hoạt động hoặc nằm, nặng hơn là khó thở khi nằm đầu thấp, khó thở kịch phát về đêm khiến người bệnh thức dậy, khó thở khi vận động, gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, bê vật nặng hoặc cả khi nghỉ ngơi.
- Dễ kiệt sức, mệt mỏi: hoạt động bình thường của bệnh nhân càng trở nên khó khăn, nhanh kiệt sức như đi bộ, leo cầu thang…
- Chóng mặt, choáng váng
- Phù nề ở mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân: do tình trạng tích nước, có thể nhẹ vào buổi sáng và nặng hơn vào cuối ngày
- Ho khan, ho kéo dài dai dẳng, ho nhiều nhất khi nằm xuống và muốn dễ dịu phải ngồi dậy
- Buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, giảm cảm giác thèm ăn, sút cân.
Phương pháp điều trị và quản lý suy tim
- Điều trị triệu chứng suy tim:
- Dùng các thuốc lợi tiểu, giãn mạch, thuốc trợ tim…. theo hướng dẫn của bác sĩ
- Điều trị nguyên nhân suy tim:
- Điều trị kiểm soát tốt các nguyên nhân gây ra suy tim, chủ yếu liên quan đến bệnh lý tim mạch
- Bệnh tim bẩm sinh: phẫu thuật
- Bệnh mạch vành: nong và đặt stent
- Kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính: tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, suy thận, bệnh đái tháo đường
- Bệnh van tim: nong van tim hoặc phẫu thuật thay van tim
- Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị, hoặc tái khám ngay khi có các triệu chứng bất thường.
- Chế độ sinh hoạt dành cho người bị suy tim
- Chế độ ăn uống hợp lý
- Ăn nhiều rau củ, trái cây: bơ, lựu, ổi, cam, quýt, bười, ngũ cốc nguyên hạt: óc chó, điều, hạnh nhân giúp cung cấp chất xơ và chất chống oxy hóa
- Sử dụng chất béo không bão hòa: cá hồi, cá trích, dầu thực vật như dầu vừng, dầu olive, các loại hạt nguyên chất như quả óc chó …
- Nguồn protein ít chất béo: Thịt nạc, cá, các sản phẩm từ sữa ít chất béo và trứng. Một số loại cá rất giàu omega 3 như các loại cá nước biển sâu: cá hồi, cá trích, cá thu.. Hạn chế dùng thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt xông khói, kem, phô mai, sữa…
- Không nên sử dụng thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa: bánh nướng, đồ chiên, rán, thực phẩm đóng hộp…
- Sử dụng phương pháp nấu ăn hạn chế dầu mỡ như chần, hấp, luộc hoặc ăn tươi, sử dụng các loại dầu thực vật, các loại thảo mộc và gia vị để tạo hương vị cho thức ăn, thay vì thêm muối.
- Hạn chế rượu bia, chất kích thích đặc biệt là hút lá kể cả chủ động và thụ động. Thực phẩm nhiều muối: mức tiêu thụ muối theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 5g mỗi ngày
- Tránh các thực phẩm nhiều đường: chế độ ăn nhiều đường làm tăng gấp 3 lần nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Thực phẩm có hàm lượng đường cao, bao gồm: bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc ăn sáng, nước giải khát, nước tăng lực…
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày: Các bài tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, yoga…
- Kiểm soát cân nặng: bắt buộc phải giảm cân nếu cơ thể đang thừa cân và duy trì mức độ cân nặng khỏe mạnh
- Kiểm soát các bệnh lý mãn tính, uống thuốc đầy đủ, đúng liều và tái khám bác sĩ định kỳ.
- Tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc và có chất lượng giấc ngủ tốt: Tránh căng thẳng, mệt mỏi, áp lực, tạo cho bản thân tâm lý thoải mái nhất có thể
- Chế độ ăn uống hợp lý