Cây hà thủ ô là một trong những loại thảo dược bổ dưỡng, thường được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Để hiểu rõ hơn về các đặc điểm, lợi ích cũng như cách sử dụng của loại cây này, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau.
Cây hà thủ ô là cây gì? Đặc điểm của cây hà thủ ô
Hà thủ ô là một loại cây có thân dây leo, quấn và mọc xoắn vào nhau, được biết đến với nhiều tên gọi khác như dạ giao đằng, mằn năng ón, khua lình, dạ hợp,… Ở Việt Nam, chúng thường mọc ở các vùng núi cao như Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La.
Loại cây này thường mọc um tùm, có lá xanh đậm, hoa trắng. Rễ cây phát triển thành củ, được sử dụng trong nhiều loại thuốc chữa bệnh và dược phẩm hỗ trợ sức khỏe, làm đẹp.
Thành phần hóa học của cây hà thủ ô bao gồm lecithin, Chrysophanic acid, emodin, rhein, anthrone, và các chất khác. Có 2 loại cây hà thủ ô phổ biến gồm:
- Hà thủ ô đỏ: Tên khoa học là Fallopia multiflora, phần rễ gần giống với củ khoai lang, phần thân có màu nâu đỏ bên ngoài và màu đỏ sẫm bên trong. Lá cây có vị chát, ngọt và đắng.
- Hà thủ ô trắng: Tên khoa học là Streptocaulon juventas Merr, chúng có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn hà thủ ô đỏ. Củ có màu xám trắng bên ngoài và màu trắng ngà bên trong. Lá cây có vị đắng chát, mùi thơm dịu nhẹ.
Tìm hiểu chung về cây hà thủ ô
Tác dụng của cây hà thủ ô
Cây hà thủ ô có tác dụng gì? Với thành phần dinh dưỡng đa dạng, hà thủ ô là một loại thảo dược mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dưới đây là các công dụng nổi bật từ cây hà thủ ô:
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Anthraglycosid trong hà thủ ô có tác dụng kích thích hoạt động tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón và đóng vai trò quan trọng trong việc nhuận tràng.
- Giảm rụng tóc và tóc bạc: Hà thủ ô được biết đến với khả năng cải thiện tình trạng rụng tóc và ngăn chặn tóc bạc sớm nhờ vào tính ngăn ngừa lão hóa.
- Tăng cường sức khỏe hệ thần kinh: Trong hà thủ ô có chứa lecithin là một dưỡng chất hỗ trợ sinh dịch huyết và chống suy nhược thần kinh.
- Phòng ngừa thiếu máu và suy nhược cơ thể: Bổ sung hà thủ ô đúng cách có thể tăng số lượng hồng cầu, giảm nguy cơ thiếu máu và cung cấp năng lượng, tạo cảm giác khỏe mạnh.
- Tốt cho gan: Stilbene trong hà thủ ô hỗ trợ thải độc gan và bảo vệ gan, đồng thời tăng cường chức năng gan.
- Bồi bổ thận: Theo Đông y, hà thủ ô được coi là một dạng thảo dược có khả năng bổ can thận, đồng thời hỗ trợ giảm nhẹ các vấn đề về thận như thận hư và thận yếu.
- Kháng khuẩn và chống viêm: Hà thủ ô đỏ chứa resveratrol, một hoạt chất có tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, giúp giảm thiểu các tình trạng sưng viêm như mụn trứng cá.
- Giảm mỡ máu và cholesterol: Nó còn có tác dụng giảm mỡ máu, cholesterol, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tai biến.
- Trị một số bệnh khác: Trị can thận âm hư, huyết hư, đau đầu, chóng mặt, đau lưng mỏi gối, ù tai, râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng, táo bón, hội chứng lỵ mạn tính, trĩ xuất huyết, sốt rét, lao hạch, bệnh tim mạch.
Cây hà thủ ô có tác dụng gì?
Hướng dẫn sử dụng cây hà thủ ô đúng cách
Mặc dù cây hà thủ đô mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo các hướng dẫn sau đây.
Gợi ý cách chế biến và các bài thuốc chữa bệnh từ cây hà thủ ô
Cây hà thủ ô thường được chế biến theo cách sau:
- Rửa sạch củ hà thủ ô rồi cạo sạch lớp vỏ bên ngoài.
- Ngâm củ hà thủ ô trong nước vo gạo trong 24 giờ.
- Thái củ thành từng miếng mỏng, loại bỏ phần lõi củ.
- Chưng cách thuỷ 1kg hà thủ ô với 300g nước đậu đen.
- Đem ra phơi nắng và tẩm nước đậu đen.
Lưu ý: Để loại bỏ hết độc tính và bớt vị chát, hà thủ ô nên được chưng, phơi, tẩm nước đậu đen 9 lần. Sau khi chế biến xong, bảo quản hà thủ ô trong hợp đậy kín và có thể sử dụng lâu dài.
: Cây đinh lăng có tác dụng gì? Các bài thuốc quý từ cây đinh lăng
Ngoài ra, cây hà thủ ô còn được sử dụng để điều trị một số loại bệnh thông qua các bài thuốc:
- Trị mất ngủ, khó chịu: 12g hà thủ ô, 12g đan sâm, 60g trân châu mẫu. Sắc uống mỗi ngày.
- Trị thận yếu, đau lưng, mỏi gối, di tinh ở nam, khí hư ở nữ: 20g hà thủ ô, 12g bạch linh, 12g đương quy, 12g ngưu tất, 12g phá cố chỉ, 12g thỏ ty tử. Trộn với mật vo thành viên rồi uống 2 lần/ngày, mỗi lần 12g.
- Trị huyết áp cao, hoa mắt, chóng mặt, thiếu máu: 12g hà thủ ô, 12g bạch thược, 12g huyền sâm, 12g sinh địa, 12g hy thiêm thảo, 12g sa uyển tật lê, 12g tang ký sinh, 12g hạn liên thảo, 12g ngưu tất rồi sắc uống mỗi ngày.
- Trị huyết khô, huyết hư, tóc bạc, bồn chồn: 12g hà thủ ô, 12g long cốt, 12g bắc sa sâm, 12g bạch thược, 12g quy bản sắc uống hàng ngày.
- Trị sốt rét, sốt kéo dài nhiều ngày: 16g hà thủ ô, 12g gừng lùi, 12g đương quy, 12g trần bì sắc lấy nước uống.
- Trị tiểu bí, tiểu ra máu: 12g lá hà thủ ô, 12g lá huyết dụ, sắc lấy nước uống, 1 muỗng mật ong.
- Nhuận tràng, thông tiện, điều trị các chứng huyết hư, tân dịch khô, tinh trùng loãng: 30 – 60g hà thủ ô tươi, đem đi sắc và uống hàng ngày.
Cách sử dụng cây hà thủ đúng liều lượng
Theo hướng dẫn của Đông y, thì thời gian lý tưởng để sử dụng hà thủ ô là vào buổi sáng, sau khi ăn hoặc đầu giờ chiều. Để tránh gây hại cho dạ dày và những tác dụng phụ không mong muốn, nên tránh uống hà thủ ô khi đang đói.
Cây hà thủ ô có thể được sử dụng hàng ngày, nhưng không nên duy trì trong thời gian dài liên tục. Để đảm bảo an toàn, việc sử dụng hà thủ ô nên theo chu kỳ 3 tháng sử dụng, sau đó nghỉ 1 tháng.
Ngoài ra, việc sử dụng hà thủ ô để trị bệnh cũng sẽ phụ thuộc vào mục đích cụ thể và tình trạng sức khỏe của người sử dụng, chẳng hạn như:
- Đối với các vấn đề như thiếu máu, mất ngủ, suy nhược cơ thể: Sử dụng 4 – 6g hà thủ ô mỗi ngày, trong khoảng 7 đến 14 ngày.
- Đối với vấn đề tóc rụng, tóc bạc: Sử dụng 2 – 4g hà thủ ô mỗi ngày, trong khoảng 6 tháng đến 12 tháng.
- Đối với mục tiêu tăng cường sinh lý: Sử dụng 4 – 6g hà thủ ô mỗi ngày, trong khoảng 15 đến 20 ngày.
Hướng dẫn sử dụng cây hà thủ ô đúng cách
Một số lưu ý khi sử dụng cây hà thủ ô
Bạn cũng cần chú ý một số vấn đề sau khi sử dụng cây hà thủ ô để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn:
- Những người đang mắc phải tình trạng như tiêu chảy, bệnh huyết áp, người đang điều trị ung thư, người có vấn đề về hệ tiêu hóa, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi và phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng loại cây này.
- Khi đang sử dụng hà thủ ô, không nên ăn kèm với củ cải, hành và tỏi để tránh ngộ độc.
- Nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông,… cần hạn chế sử dụng hà thủ ô vì nó có thể làm giảm tác dụng của các loại thuốc này.
- Trước khi phẫu thuật, bạn nên ngưng sử dụng cây hà thủ ô để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn các loại gia vị như gừng, ớt, hạt tiêu, vì chúng đều có tính nóng, có thể gây mất đi sự hấp thụ dinh dưỡng từ hà thủ ô.
- Phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hà thủ ô.
Cây hà thủ ô với đặc tính là một loại thảo dược quý, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa và đảm bảo an toàn, quan trọng nhất là tuân thủ đúng cách sử dụng và liều lượng phù hợp, điều này giúp đáp ứng đúng nhu cầu sức khỏe của từng người.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
-
5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
-
Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
-
Cây vòi voi là gì? Tác dụng của cây vòi voi có thể bạn chưa biết
-
Cây cà gai leo là gì? Uống nước cây cà gai leo có tác dụng gì?