Yến sào là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, đã được chứng minh là có khả năng tăng cường và phục hồi sức khỏe nhanh chóng, đặc biệt là đối với những người đang trải qua tình trạng ốm đau. Để hiểu rõ hơn về tác dụng cũng như cách sử dụng yến sào, hãy tìm hiểu với Pharmacy qua bài viết sau đây.
Công dụng của yến sào
Với thành phần dinh dưỡng dồi dào có trong yến sào, đây là nguồn dược phẩm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu các công dụng từ yến sào sau đây.
Yến sào có tăng cường hệ miễn dịch
Trong yến sào cung cấp nhiều loại vitamin và chất chống oxy hóa giúp tăng cường sức đề kháng và chống chọi lại bệnh tật. Nó còn được chứng minh rằng có khả năng ngăn chặn sự lây nhiễm của virus cúm A.
Tác dụng của yến sào: Đẹp da
Threonine có trong yến sào có tác dụng hình thành elastine và collagen, đây là những chất giúp ngăn ngừa lão hóa và cải thiện sắc tố da, hạn chế nếp nhăn, giúp da luôn tươi trẻ, mịn màng.
Tác dụng của yến sào: Đẹp da
Tác dụng của yến sào: Tốt cho xương khớp
Yến sào không chỉ chứa glucosamine, một thành phần hỗ trợ tái tạo sụn khớp, mà còn có tác dụng giảm nguy cơ loãng xương và viêm khớp. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe của xương khớp, giữ cho chúng luôn đảm bảo sự vững chắc và khỏe mạnh.
Công dụng của yến sào: Bảo vệ thần kinh
Yến sào chứa nguyên tố vi lượng có trong tổ yến như Br, Cu, Mn, Zn,…giúp mang đến lợi ích tuyệt vời cho hệ thần kinh như giảm căng thẳng, an thần, cải thiện trí nhớ…
Yến sào có tác dụng tốt cho não bộ
Hỗ trợ sức khỏe sau sinh
Yến sào có khả năng hỗ trợ quá trình phục hồi sức khỏe, đặc biệt là ở phụ nữ sau khi sinh. Đồng thời, nó còn được biết đến với khả năng kích thích quá trình phục hồi ở những người sau mổ, thúc đẩy sự tăng sinh của mô, giúp kiểm soát quá trình làm lành vết mổ.
Hướng dẫn sử dụng yến sào đúng cách
Để sử dụng yến sào đạt hiệu quả tốt nhất đối với sức khỏe, bạn cần tuân thủ theo liều lượng và cách dùng như sau.
Uống yến sào vào lúc nào tốt nhất
Bạn nên uống yến sào khi bụng đang đói để hấp thu được các chất dinh dưỡng trọn vẹn. Thời điểm thích hợp để tiêu thụ yến là buổi sáng trước 30 phút trước khi ăn hoặc vào buổi chiều để cung cấp năng lượng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Cách chưng yến giữ trọn vẹn dinh dưỡng
Các bước chưng yến thơm ngon và giữ được trọn vẹn dưỡng chất:
Bước 1: Sơ chế và làm sạch yến sào
- Đối với tổ yến thô: Bạn nên ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút cho mềm tổ yến.
- Dùng khăn sạch ẩm, bọc lại và đặt ngăn mát tủ lạnh từ 2 – 5 tiếng. Việc này giúp làm sạch yến dễ hơn và đảm bảo giữ được dưỡng chất.
- Đối với tổ yến đã được sơ chế: Bạn chỉ cần ngâm yến với nước lạnh trong khoảng 20 – 30 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Chưng tổ yến
- Cho phần yến sào đã sơ chế vào chén hoặc, hũ thủy tinh nhỏ và đổ nước ngập đều mặt yến.
- Có thể bổ sung thêm các nguyên liệu khác như hạt sen, kỷ tử, táo đỏ, hạt chia, lá dứa,…
- Cho yến vào nồi hấp cách thủy trong khoảng 20 phút.
- Sau đó cho đường phèn vào rồi đậy nắp chưng thêm 10 phút.
- Khi thấy yến nở đều, đạt độ mềm dai thì tắt bếp.
Cách chưng yến sào giữ được trọn vẹn dưỡng chất
Lời khuyên khi sử dụng yến sào
Liều lượng phù hợp khi uống yến
Liều lượng sử dụng yến sào phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể mà bạn nên biết khi sử dụng yến:
- Trẻ em từ 1 – 12 tuổi: 3g yến sào khô mỗi lần.
- Trẻ trên 12 tuổi: 5g yến sào khô mỗi lần.
- Phụ nữ mang thai: Từ tháng thứ 4 – 7, có thể ăn trung bình 100g/tháng, chia thành các lần ăn khoảng 7g/lần. Từ tháng thứ 8 trở đi, nên giảm liều lượng xuống còn 70g/tháng, ăn khoảng 5g/lần.
- Người đau ốm: Người bệnh có thể dùng đều đặn mỗi ngày 1 chén yến chưng đường phèn với liều lượng 5g/lần, trung bình dùng khoảng 150g/tháng.
- Người lớn: Người khỏe mạnh bình thường có thể sử dụng đều đặn 2 lần/tuần, mỗi lần khoảng 5g-10g là đủ.
Đối tượng không nên sử dụng yến sào
Một số đối tượng không nên bổ sung yến sào để tránh gây ra các tác hại không mong muốn:
- Trẻ em dưới 1 tuổi.
- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu.
- Phụ nữ mới sinh.
- Người có tiền sử bị dị ứng.
- Người có hệ tiêu hóa kém.
- Người đang trong tình trạng sốt, đau bụng, đau đầu.
Một số lưu ý khác khi ăn yến sào
Để đảm bảo việc sử dụng yến sào an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ những quy tắc sau:
- Khi chưng yến, nước phải đủ ngập lượng yến trong bát hoặc hũ, nắp phải được đậy kín.
- Đun nóng yến với lửa nhỏ, duy trì nhiệt độ khoảng 80 độ C.
- Hạn chế chưng yến ở nhiệt độ quá cao hoặc quá lâu vì có thể làm nó mất đi các dưỡng chất cần thiết.
- Khi sử dụng yến sào, cần kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Ngoài ra, khi chọn mua tổ yến, cần lưu ý rằng tổ yến thật thường có màu trắng ngả vàng hoặc màu đỏ, trong khi tổ yến giả thường có màu trắng và có thể làm từ bột rau câu hoặc keo Agenat kết hợp với tinh bột mì.
Yến sào không chỉ là một loại thực phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe mà còn được cho là có khả năng điều trị một số loại bệnh. Tuy nhiên, trước khi thêm nó vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
Cây đinh lăng có tác dụng gì? Các bài thuốc quý từ cây đinh lăng
Nấm linh chi có tác dụng gì? Bật mí cách sử dụng nấm linh chi hiệu quả
Cây dương xỉ: Lợi ích và cách dùng chữa bệnh