Bị nhiệt miệng là tình trạng gây ra những vết loét, sưng đỏ trong miệng, gây đau và khó chịu mà nhiều người thường gặp phải. Vậy làm thế nào để khắc phục nó? Trong bài viết này, Pharmacity sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng nhiệt miệng đơn giản tại nhà.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng và việc tái phát thường xuyên của các vết loét miệng thường có nhiều lý do khác nhau đối với từng người. Dưới đây là một số nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến:
- Tổn thương miệng: Việc đánh răng quá mạnh hoặc bị ngã có thể gây tổn thương và hình thành các vết lở trong miệng.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng như vitamin B9, vitamin B12, vitamin C, kẽm, sắt,… có thể dẫn đến nhiệt miệng.
- Suy giảm chức năng gan: Khi gan không hoạt động hiệu quả, có thể dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể và gây tổn thương niêm mạc miệng.
- Hệ miễn dịch yếu: Khi hệ miễn dịch không đủ mạnh làm cho cơ thể dễ bị tấn công bởi vi sinh vật, từ đó tạo ra các vết loét trong khoang miệng.
Nguyên nhân bị nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên làm gì?
Để giảm tình trạng bị nhiệt miệng xảy ra thường xuyên, gây đau và khó chịu, bạn có thể tham khảo các biện pháp đơn giản và hiệu quả sau đây.
Bị nhiệt miệng dùng nước muối
Nước muối là cách đơn giản nhất để trị bệnh nhiệt miệng hiệu quả vì nó có tính sát khuẩn, làm sạch miệng, giúp giảm viêm. Bạn có thể dùng nước muối được bán tại các hiệu thuốc tây hoặc tự pha tại nhà theo công thức sau:
- Hòa tan 5g muối trong 230ml nước ấm.
- Dùng nước muối súc miệng nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 15 – 30 giây để điều trị nhiệt miệng.
Dùng baking soda để trị nhiệt miệng
Baking soda có khả năng ổn định độ pH trong miệng, hỗ trợ quá trình lành các vết loét miệng nhanh chóng. Để pha nước baking soda súc miệng, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Hòa tan 1 muỗng cà phê baking soda vào 1/2 cốc nước.
- Bước 2: Ngậm dung dịch này từ 30 – 60 giây, sau đó nhổ ra.
- Bước 3: Thực hiện lặp lại việc này ít nhất 2-3 lần/ngày để đạt được hiệu quả.
Sử dụng mật ong
Sử dụng mật ong đắp lên vết loét miệng sẽ giảm sưng đau, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết thương trong miệng mỗi ngày 4 lần. Hoặc pha trà nóng, thêm vào chút mật ong để uống hàng ngày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong kết hợp với nguyên liệu từ bột nghệ bằng cách hòa mật ong với bột nghệ thành hỗn hợp, rồi đắp lên vết bị nhiệt miệng, mỗi ngày đắp 2-3 lần.
Bị nhiệt miệng dùng sữa chua
Sữa chua có tác dụng lợi khuẩn có thể giúp điều trị tình trạng bị nhiệt miệng hiệu quả. Mỗi ngày bạn nên bổ sung 1 hộp sữa chua để các vết loét trong khoang miệng biến mất nhanh chóng.
Bị nhiệt miệng nên ăn sữa chua
Trị nhiệt miệng bằng nước súc miệng
Nước súc miệng chứa chlorhexidine hoặc NaCl 0.9% giúp làm lành vết loét và ngăn ngừa viêm nhiễm do các vi khuẩn. Cách sử dụng nước súc miệng như sau:
- Bước 1: Ngậm 10 – 15ml nước súc miệng từ 2 – 5 phút rồi nhổ ra.
- Bước 2: Súc miệng đều đặn 2 lần/ngày, sáng và tối sau khi đánh răng.
Trà hoa cúc
Chữa nhiệt miệng bằng cách dùng túi trà hoa cúc đắp lên vết thương trong vài phút. Hoặc bạn có thể pha trà hoa cúc dùng súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
: Uống trà hoa cúc có tác dụng gì? Cách pha trà hoa cúc bổ dưỡng
Bị nhiệt miệng nên dùng dầu dừa
Khi bị nhiệt miệng bạn dùng lượng dầu dừa nguyên chất vừa đủ, bôi lên vết loét miệng mỗi ngày vài lần. Sau khi bôi tránh tiết nhiều nước bọt để dầu dừa có thời gian thấm vào vết thương.
Sử dụng dầu dừa để điều trị các vết loét miệng
Một số bài thuốc hay trị nhiệt miệng hiệu quả
Để điều trị tình trạng bị nhiệt miệng, bạn có thể áp dụng theo các bài thuốc sau:
Sử dụng rau diếp cá
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 100g rau diếp cá.
- Bước 2: Xay nhuyễn rau diếp cá để lấy nước uống. Sau khoảng 2 – 3 lần sử dụng, bạn sẽ thấy có kết quả.
Sử dụng rau ngót
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch 100g rau ngót.
- Bước 2: Sau đó giã nhuyễn và lọc để lấy nước cốt.
- Bước 3: Trộn nước cốt này với một ít mật ong.
- Bước 4: Sử dụng tăm bông chấm dung dịch vừa trộn lên vùng loét miệng để trong khoảng 5-10 phút, sau đó súc lại với nước sạch.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số bài thuốc chữa tình trạng bị nhiệt miệng:
- Lá xuyên tâm liên đem sắc đặc, vừa súc miệng vừa ngậm, thực hiện 3 – 4 lần/ngày.
- Chuẩn bị 20g hoàng liên, sắc với 100ml, dùng ngậm 3 – 4 lần/ngày;
- Chuẩn bị 50g mật ong và 15g đại thanh diệp, đem sắc, lấy nước ngậm nhiều lần trong ngày.
Các biện pháp phòng ngừa tình trạng bị nhiệt miệng
- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm và vệ sinh răng miệng thường xuyên. Nên đánh răng và dùng nước súc miệng 2 lần sáng và tối.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là vitamin B, sắt và kẽm để tránh bị nhiệt miệng.
- Tránh xa các thực phẩm gây tổn thương niêm mạc miệng như: hoa quả chứa nhiều axit như chanh, mận, thức ăn cay nóng, đồ chiên rán, thực phẩm chứa nhiều muối, thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm cứng…
- Không nên sử dụng các chất kích thích và thức uống có cồn bao gồm rượu, bia, cà phê vì có thể làm tăng nguy cơ nhiệt miệng.
- Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng, vì vậy nên sinh hoạt điều độ bằng cách tập luyện thể dục thường xuyên và tránh thức khuya, ngủ muộn.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin bổ ích về các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bị nhiệt miệng mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Để ngăn chặn sự xuất hiện của lở loét miệng, bạn nên duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ răng miệng và kết hợp chế độ ăn uống cũng như duy trì lối sống lành mạnh.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- 9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày
- Tác dụng của dầu oliu với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết!
- 5+ tác dụng của nấm bào ngư và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn
- Những lợi ích khi ăn phô mai và một số lưu ý quan trọng nếu muốn tốt cho sức khoẻ