Rối loạn lo âu là tình trạng căng thẳng kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Có rất nhiều dạng rối loạn lo âu nhưng nhìn chung thì biểu hiện của rối loạn lo âu giai đoạn nặng là hoảng sợ và lo lắng quá mức.
Rối loạn lo âu là bệnh gì?
Rối loạn lo âu là một cụm từ dùng để biểu đạt chứng rối loạn cảm xúc với các triệu chứng khó chịu và lo sợ mơ hồ, vã mồ hôi, đau đầu, khô miệng, bứt rứt, siết chặt ở ngực, khó chịu vùng thượng vị, bồn chồn không thể đứng yên hay ngồi yên một chỗ.
Có sự khác biệt giữa lo âu trong đời sống bình thường và lo âu do bệnh lý đó là:
- Lo âu thông thường: xảy ra khi có một sự kiện nào đó phù hợp với trạng thái cảm xúc lo âu. Cảm giác này sẽ mất đi khi sự việc đã được giải quyết;
- Lo âu bệnh lý: không xuất phát từ một nguyên nhân rõ ràng nào hoặc người bệnh biểu hiện quá mức. Triệu chứng thường gây khó chịu, căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn lo âu
Hiện tại vẫn chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu, nhưng có một số yếu tố nguy cơ thường gặp dẫn tới tình trạng này, cụ thể như sau:
- Do yếu tố môi trường, xã hội: Áp lực cuộc sống chính là nguyên nhân thường gặp ở hầu hết các đối tượng. Mỗi bệnh nhân sẽ có áp lực riêng, ví dụ như áp lực gia đình; áp lực công việc; sinh viên, học sinh áp lực với việc học tập, thi cử…Các áp lực trên sẽ dẫn tới stress và nếu không được chữa trị hợp lý rất dẫn dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu.
- Liên quan đến gen di truyền: Rối loạn lo âu cũng có thể liên quan tới yếu tố di truyền. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra rằng, cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh về tâm lý thì con cái sẽ có nguy cao cơ gặp phải bệnh lý này.
- Yếu tố tâm lý: Một số bệnh nhân rối loạn lo âu có tiền sử sang chấn tâm lý do bị lạm dụng, bị ngược đãi. Những bệnh nhân phải sống trong môi trường không thuận lợi cho sự phát triển cảm xúc, phát triển nhận thức là đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu
Biểu hiện của rối loạn lo âu
Triệu chứng chính của rối loạn lo âu là sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Rối loạn lo âu cũng có thể gây khó thở, ngủ, khó có thể đứng yên và tập trung. Các triệu chứng cụ thể của bạn phụ thuộc vào loại rối loạn lo âu bạn có. Các triệu chứng thường gặp là:
- Hoảng loạn, sợ hãi, cảm thấy không chắc chắn hay không an toàn
- Khó ngủ, sợ hãi, lo lắng cả trong giấc ngủ
- Không thể giữ bình tĩnh và đứng yên
- Lạnh, tê hoặc ngứa ran, đổ mồ hôi nhiều ở tay hoặc chân
- Khó thở, hoặc thở nhanh hơn bình thường.
- Tim đập nhanh
- Khô miệng, buồn nôn
- Cơ bắp căng thẳng
- Chóng mặt
- Giảm khả năng tập trung
- Ám ảnh trong suy nghĩ về một vấn đề nhiều lần
- Có những hành vi nghi thức, như rửa tay, kiểm tra khóa cửa… quá nhiều lần
- Khó khăn giữ bình tĩnh hoặc vượt qua cơn lo âu
Nếu gặp phải các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu như trên, người bệnh nên nhận diện và đi khám kịp thời. Bệnh càng kéo dài càng nguy hiểm, có thể dẫn đến trầm cảm hoặc làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Kết luận
Rối loạn lo âu là một bệnh lý tâm thần phổ biến trong xã hội hiện đại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Nhận biết và hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng của rối loạn lo âu là bước đầu tiên quan trọng để đối phó và điều trị bệnh. Nếu bạn hoặc người thân gặp phải những triệu chứng như hoảng sợ, lo lắng quá mức, khó thở, hoặc các triệu chứng khác đã được đề cập, hãy tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế kịp thời. Điều trị rối loạn lo âu cần sự kiên nhẫn và tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, việc xây dựng một lối sống lành mạnh, cân bằng và giảm thiểu các áp lực từ môi trường sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh. Hãy luôn nhớ rằng, sức khỏe tinh thần của bạn quý giá và xứng đáng được chăm sóc một cách toàn diện và đúng đắn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.