Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh và răng… Trong đó, tiểu đường biến chứng suy thận là một trong những biến chứng dễ mắc phải. Việc phòng ngừa và phát hiện sớm biến chứng suy thận ở những bệnh nhân tiểu đường có ý nghĩa quan trọng, giúp ngăn chặn nhiều hậu quả nặng nề mà nó gây ra cho người bệnh.
Bệnh thận do tiểu đường là gì?
Bệnh thận đái tháo đường là tình trạng xơ cứng và xơ hóa cầu thận do sự rối loạn chuyển hoá và huyết động ở bệnh đái tháo đường. Bệnh biểu hiện bằng tình trạng albumin niệu tiến triển chậm với tăng huyết áp tiến triển và suy thận.
Bệnh thận do tiểu đường ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?
Biến chứng của bệnh thận đái tháo đường có thể tiến triển qua nhiều tháng hoặc nhiều năm, bao gồm:
- Ứ dịch, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, tăng huyết áp, hoặc xuất hiện dịch trong phổi (phù phổi)
- Tăng nồng độ Kali trong máu
- Bệnh lý tim và mạch máu (bệnh lý tim mạch), có thể dẫn tới đột quỵ
- Tổn thương mạch máu của võng mạc ở mắt (bệnh lý võng mạc)
- Thiếu máu
- Đau ở bàn chân, rối loạn cương dương, tiêu chảy và các vấn đề khác liên quan đến tổn thương thần kinh và mạch máu
- Biến chứng trên thai phụ có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và con
- Tổn thương thận không hồi phục (bệnh thận giai đoạn cuối), thậm chí cần phải lọc thận hoặc ghép thận để duy trì sự sống.
Cách điều trị và phòng ngừa
Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ cho dùng một số loại thuốc điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc thay thế. Sự cẩn thận này sẽ giúp tránh nguy cơ xảy ra biến chứng không đáng có.
- Kiểm soát huyết áp thật tốt: Kiểm soát huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg.
- Kiểm soát đường huyết: Duy trì chỉ số HbA1c dưới 7%, kiểm tra định kỳ để được bác sĩ tư vấn, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện cho phù hợp.
- Kiểm soát Lipid máu: Điều chỉnh cân nặng để đạt BMI dưới 25kg/m2 và giảm muối trong chế độ ăn xuống dưới 2.4g/ngày.
- Tăng cường vận động : Tối thiểu 150 phút/tuần để cải thiện chức năng của thận.
- Bỏ thuốc lá .
- Tăng cường vận động : Tối thiểu 150 phút/tuần để cải thiện chức năng của thận. Trong chế độ ăn, họ cần hạn chế các món có quá nhiều đường, muối, chất béo có hại, tinh bột trắng và rượu bia.
- Giảm đạm trong khẩu phần ăn hằng ngày: Đảm bảo mức 0,8g đạm/kg cân nặng/ngày.
- Ngoài ra, để bảo vệ thận, người bệnh cần tránh ăn các món muối chua, thực phẩm chế biến, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, protein. Ưu tiên ăn các loại trái cây và rau củ như bắp cải, súp lơ, ớt chuông, củ cải, ngũ cốc nguyên hạt và uống nhiều nước.
Ngoài ra, kiểm tra chức năng thận cũng rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thận. Họ cần kiểm tra thận trung bình từ 3-6 tháng/lần.
Khi phát hiện bất thường ở thận, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp sớm để bảo vệ chức năng thận. Do đó, phát hiện sớm vấn đề về thận ở người bệnh tiểu đường là cực kỳ quan trọng. Vì một khi tiểu đường đã gây bệnh ở thận thì bệnh sẽ tiến triển, không can thiệp sẽ gây suy thận và tử vong.
Để phòng ngừa biến chứng suy thận ở bệnh nhân tiểu đường một cách hiệu quả, cần tuân thủ lịch khám định kỳ và chủ động thực hiện các xét nghiệm sàng lọc suy thận sớm, có biện pháp can thiệp ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
Bài viết trên đã cho bạn những thông tin bổ ích về bệnh thận do tiểu đường. Hi vọng, sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe gia đình bạn.