Vitamin K là một loại vitamin rất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng giúp đông máu và giữ cho tim luôn khỏe mạnh. Vậy thiếu vitamin K có nguy hiểm không? Bổ sung vitamin K như thế nào thì hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại hợp chất này!
Vitamin K là gì?
Vitamin K có đặc tính phân hủy rất nhanh, đồng thời được bài tiết qua nước tiểu hoặc phân. Bên cạnh đó, đây là hợp chất có thể tan trong chất béo, được chia thành hai dạng là vitamin K1 (phylloquinone) và vitamin K2 (menaquinone) cùng với các loại vitamin tổng hợp khác như vitamin K3, K4 và K5.
Ngoài ra, hợp chất này còn giúp tạo nên nhiều loại protein cần thiết cho cơ thể. Chi tiết hơn, vitamin K sẽ giúp:
- Bảo vệ sức khỏe của tim: Thực tế, vitamin K giúp giữ huyết áp thấp bằng cách ngăn ngừa quá trình khoáng hóa, đây là nơi các khoáng chất tích tụ trong động mạch và cho phép tim có thể bơm máu đi khắp cơ thể. Mặt khác, quá trình khoáng hóa cũng là một yếu tố gây ra bệnh tim. Vì vậy, cung cấp đủ vitamin K sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.
- Nâng cao sức khỏe nhận thức: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hợp chất này có thể làm cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn của người cao tuổi. Bên cạnh đó, chúng còn giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và cải thiện khả năng nhận thức một cách hiệu quả.
- Nâng cao sức khỏe của xương: Vitamin K có tác dụng trong việc duy trì xương chắc khỏe, cải thiện được mật độ xương và làm giảm nguy cơ gãy xương. Do đó, tình trạng thiếu vitamin K có thể gây ra bệnh loãng xương ở người già.
- Hỗ trợ quá trình đông máu: Đối với hợp chất này sẽ giúp kích thích protein để hình thành nên các cục máu đông, giúp ngăn ngừa tình trạng chảy máu hay hạn chế những nguy hiểm khi cơ thể mất quá nhiều máu.
Vitamin K là gì?
Những dấu hiệu thiếu vitamin K của cơ thể
Tình trạng thiếu vitamin K xảy ra khá phổ biến khi cơ thể không được bổ sung đủ thực phẩm có chứa hợp chất này. Vì thế, dưới đây là một số dấu hiệu thiếu vitamin K dễ nhận thấy trên cơ thể mà bạn có thể tham khảo.
- Vết thương không cầm máu được: Khi xảy ra các vết thương hở, nếu sơ cứu kịp thời, bạn sẽ nhanh chóng cầm được máu. Mặt khác, nếu bạn thấy vết thương lâu cầm máu hoặc chảy nhiều máu thì đó chính là dấu hiệu thiếu vitamin K. Ngoài ra, tình trạng kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, hay chảy máu chân răng cũng là do cơ thể không bổ sung đủ hợp chất này.
- Thường xuyên nhức mỏi xương khớp: Do vitamin K có vai trò trong việc duy trì hệ xương chắc khỏe. Vì thế, tình trạng thiếu hụt hợp chất này sẽ dễ làm xương yếu, đau mỏi, nặng hơn sẽ dẫn đến viêm khớp và loãng xương.
- Cơ thể dễ bị bầm tím: Thật vậy, khi thấy cơ thể có những vết bầm tím thì chính là dấu hiệu thiếu vitamin K. Bên cạnh đó, đối với người lớn thiếu hụt hợp chất này sẽ xuất hiện các cục máu đông nhỏ dưới móng tay, đi ngoài phân đen sẫm hoặc chứa một ít máu.
Những dấu hiệu thiếu vitamin K của cơ thể
Thiếu vitamin K gây ra bệnh gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ có những thời điểm cơ thể gặp các vấn đề như da dễ bị bầm tím, nhức mỏi xương khớp,… Tuy nhiên, nếu để tình trạng này trong thời gian dài sẽ dễ mắc các bệnh như:
- Loãng xương: Không chỉ tham gia vào quá trình đông máu, vitamin K còn giúp cung cấp chất vôi hóa và hỗ trợ sự chuyển hóa trong xương. Vì vậy, một trong những bệnh lý biểu hiện cơ thể thiếu vitamin K chính là loãng xương.
- Bệnh tim: Theo một số thống kê, có đến 57% người bệnh bị tử vong do tim ngừng đập và điều này xuất phát từ việc cơ thể thiếu hụt vitamin K2 trầm trọng. Bởi hợp chất này có liên quan đến sự hình thành vôi hóa động mạch, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim hiệu quả.
- Ung thư: Do vitamin K có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa các tế bào ung thư. Chính vì thế, khi cơ thể không bổ sung đủ hợp chất này dễ khiến người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề, cụ thể là ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày hay ung thư vòm họng,…
Thiếu vitamin K gây ra bệnh gì?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin K
Thực tế thì cơ thể xuất hiện các dấu hiệu thiếu vitamin K thường liên quan đến thói quen ăn uống của bản thân. Không những vậy, tình trạng thiếu hụt hợp chất này cũng do một số nguyên nhân khác mà bạn có thể tham khảo ngay dưới đây.
- Chế độ ăn uống không cân đối: Có thể trong một ngày cơ thể sẽ bổ sung đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu không sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin K cũng gây nên tình trạng thiếu hụt hợp chất này. Vậy nên, hãy lựa chọn thực phẩm sao cho cân bằng được lượng vitamin K cùng với các dưỡng chất khác cho cơ thể.
- Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên: Do vitamin K được tổng hợp tự nhiên từ các lợi khuẩn có trong đường ruột. Vì vậy, khi sử dụng thuốc kháng sinh dài hạn khiến các lợi khuẩn dễ bị ảnh hưởng và lâu dần sẽ bị tiêu diệt.
- Bị các bệnh lý về đường ruột: Cụ thể như hội chứng viêm ruột mãn tính và hội chứng ruột kích thích cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin K trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin K
Các cách bổ sung vitamin K hiệu quả
Vitamin K luôn là một trong những dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển và tồn tại của cơ thể. Vậy bổ sung vitamin K bằng cách nào? Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà bạn có thể áp dụng.
- Đối với thực phẩm giàu vitamin K: Trứng, đậu xanh, dầu ô liu, củ cải đường, rau bina, cải bắp, củ cải xanh,…
- Đối với thức uống giàu vitamin K: Nước ép măng tây, nước ép mận, sinh tố bơ,…
- Bổ sung vitamin K thông qua các loại thực phẩm chức năng.
: Vitamin K có trong thực phẩm nào? Mẹo bổ sung thực phẩm giàu vitamin K hợp lý.
Các cách bổ sung vitamin K hiệu quả
Hàm lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể
Hàm lượng vitamin K sẽ không đồng đều giữa các đối tượng, lứa tuổi và giới tính. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng vitamin K phù hợp với phụ nữ là ít nhất 90 mcg/ngày và nam giới thì ít nhất là 120 mcg/ngày. Cụ thể hơn, dưới đây là liều dùng khuyến cáo bổ sung vitamin K dành cho các một số đối tượng.
Độ tuổi | Lượng vitamin K khuyến nghị |
0 – 6 tháng tuổi | 2 mcg/ngày |
7 – 12 tháng tuổi | 2,5 mcg/ngày |
1 – 3 tuổi | 30 mcg/ngày |
4 – 8 tuổi | 55 mcg/ngày |
9 – 13 tuổi | 60 mcg/ngày |
14 – 18 tuổi | 75 mcg/ngày |
Phụ nữ mang thai và cho con bú | < 65 mcg/ngày |
Hàm lượng vitamin K cần thiết cho cơ thể
Trên đây là toàn bộ các thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu thiếu vitamin K của cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày và nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào bất thường, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Vitamin A là gì? Lợi ích & cách sử dụng vitamin A tốt cho sức khỏe
- Vitamin B1 là gì? Công dụng của vitamin b1 & hướng dẫn cách dùng chính xác
- Vitamin B12: Khái niệm, công dụng & cách dùng đúng
- Vitamin B6 có trong thực phẩm nào? Top 9+ thực phẩm giàu vitamin B6
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.