Vitamin D luôn được biết đến là một chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với hệ xương và nồng độ canxi trong máu. Do đó, khi cơ thể thiếu vitamin D trầm trọng sẽ dễ dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Và để hiểu hơn về loại chất dinh dưỡng này, hãy cùng Pharmacity theo dõi bài viết ngay dưới đây!
Vitamin D là gì?
Được biết, vitamin D là một nhóm tập hợp bởi các Secosteroid tan trong chất béo. Trong đó, các chất như vitamin D3 và D2 có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người.
Theo đó, một số vai trò nổi bật thường được biết đến như là:
- Đối với hệ xương: Vitamin D là nhân tố quan trọng và rất cần thiết để xây dựng hệ thống xương khớp chắc khỏe, nó còn là cầu nối dẫn lối canxi đến các sụn tăng trưởng. Bên cạnh đó, loại vitamin này còn góp phần lớn vào quá trình tạo xương và duy trì nồng độ canxi có trong máu.
- Cần thiết cho hệ tiêu hóa: Đặc biệt, đối với ruột non và tá tràng thì vitamin D có nhiệm vụ vận chuyển canxi, giúp tránh khỏi tình trạng canxi bị vón cục và tích tụ bên trong ruột.
- Đối với hệ hô hấp: Nhờ có vitamin D, hệ hô hấp của cơ thể được bảo vệ và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường. Từ đó, giúp giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh như hen suyễn, viêm đường hô hấp,…
- Vai trò với thận: Vitamin D có khả năng phòng ngừa bệnh sỏi thận và ngăn chặn tình trạng tái hấp thụ canxi ở ống thận.
Vitamin D là gì và có vai trò như thế nào đến cơ thể?
Những dấu hiệu thiếu vitamin D của cơ thể
Vì có vai trò quan trọng nên khi cơ thể thiếu vitamin D sẽ sớm xuất hiện các dấu hiệu điển hình. Nhờ vậy mà chúng ta có thể nhận biết ngay tình trạng sức khỏe và có cách khắc phục kịp thời. Theo đó, một số dấu hiệu phổ biến của cơ thể thiếu vitamin sẽ là:
- Dễ bị ốm và bệnh vặt.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Đau nhức xương và thắt lưng.
- Vết thương lâu lành hơn bình thường.
- Cơ bị đau nhức và mỏi.
Thiếu vitamin D dẫn đến đau nhức vùng thắt lưng
Thiếu vitamin D gây ra bệnh gì?
Không chỉ gây ra dấu hiệu, mà tình trạng thiếu vitamin D trầm trọng có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe. Cụ thể các căn bệnh phổ biến có thể kể đến như:
- Bệnh tim mạch: Vì vitamin D rất cần thiết trong việc duy trì sự ổn định và phòng ngừa các bệnh như cao huyết áp. Do đó, không có đủ vitamin D trong cơ thể sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa, rối loạn nhịp tim, đột quỵ,…
- Hen phế quản: Vitamin D có vai trò to lớn trong việc điều hòa hệ miễn dịch, giúp cơ thể được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi tình trạng thiếu hụt kéo dài sẽ làm giảm chức năng phổi, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản,…
- Loãng xương: Như chúng ta đã biết thì vitamin D luôn có vai trò rất quan trọng đối với hệ xương khớp. Nếu cơ thể không có đủ loại vitamin này, sẽ khiến cho khung xương suy yếu, xương trở nên giòn và dễ gãy hơn.
- Viêm nhiễm: Vì khi thiếu vitamin D, hệ miễn dịch cơ thể yếu đi và không thể bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ngoài da như lupus, mẩn ngứa,… Điều này cũng là cơ hội thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh viêm trong ruột và viêm khớp dạng thấp,…
Thiếu vitamin D quá mức có thể gây ra các bệnh lý về tim
: Thiếu vitamin B2 gây ra bệnh gì? Cách bổ sung hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu vitamin D
Thật vậy, vitamin D có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Vì thế mà trước khi bổ sung chúng, bạn cần hiểu rõ nguyên nhân vì sao cơ thể thiếu hụt vitamin D. Thông thường, các nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng trên là do:
- Từng phẫu thuật dạ dày.
- Mắc bệnh về gan, thận mãn tính hoặc cường cận giáp.
- Người bị béo phì, thừa cân.
- Người ít ăn cá hoặc sữa.
- Người lớn tuổi.
- Ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời hoặc thường xuyên sử dụng kem chống nắng khi ra đường.
- Mắc bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc những bệnh có ảnh hưởng xấu đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Cơ thể của người cao tuổi dễ gặp tình trạng thiếu vitamin D
Các cách bổ sung vitamin D hiệu quả
Khi đang trong tình trạng thiếu vitamin D, người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến việc bổ sung và cung cấp lại dưỡng chất này cho cơ thể. Theo đó, có một số cách bổ sung vitamin D đơn giản và hiệu quả mà chúng ta có thể tự áp dụng ngay tại nhà:
- Bổ sung từ thực phẩm: Cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích, cá mòi, hàu, tôm, lòng đỏ trứng, nấm,…
- Bổ sung từ thức uống: Sữa bò, nước cam, sữa đậu nành, ngũ cốc, bột yến mạch,…
- Bổ sung thông qua thực phẩm chức năng
- Thực hiện các hoạt động ngoài trời: Chạy bộ, chơi thể thao, đi dạo,…
Bổ sung vitamin D từ các thực phẩm và thức uống
Hàm lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể
Nếu như cần bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm chức năng thì việc biết các chỉ số về lượng vitamin cần thiết là rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp chúng ta sử dụng thực phẩm chức năng đúng, đủ và an toàn cho sức khỏe. Sau đây là bảng nhu cầu vitamin D hằng ngày đối với từng đối tượng cụ thể:
Độ tuổi |
Lượng vitamin D cần thiết (IU/ngày) |
Trẻ sơ sinh |
|
0-12 tháng |
400 |
Trẻ em và vị thành niên |
|
1-18 tuổi |
600-1000 |
Người trưởng thành |
|
19-70 tuổi |
1500-2000 |
Người cao tuổi |
|
Từ 70 tuổi trở lên |
1500-2000 |
Vận động ngoài trời giúp bổ sung vitamin D hiệu quả
Như vậy, bài viết trên đã gửi đến bạn đọc thông tin về nguyên nhân, hậu quả, cách bổ sung và dấu hiệu thiếu vitamin D của cơ thể. Pharmacity mong rằng với những kiến thức trên, sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vitamin D cũng như là biết cách bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và bạn bè.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Thiếu vitamin A: Nguy hiểm như thế nào? Làm sao để bổ sung?
- Thiếu vitamin B1: Hiểu về tình trạng của cơ thể và cách bổ sung
- Thiếu vitamin C: Các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể mà bạn phải biết
- Thiếu vitamin B12: Cách bổ sung nhanh chóng và hiệu quả