Cây mần ri không chỉ nổi tiếng trong việc điều trị chứng đau bụng kinh, rong kinh mà còn giúp cải thiện mụn nhọt ở phụ nữ sau sinh hiệu quả. Vậy cây mần ri là cây gì? Khi sử dụng loại cây này có cần lưu ý gì không? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời bạn đọc cùng Pharmacity tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Cây mần ri là gì?
Cây mần ri có tên khoa học là Cleome chelidonii (loại hoa tím) và Cleome gynandra (loại hoa trắng). Ngoài tên mần ri, người ta cũng thường gọi chúng là cây mùng ri, màn ri hay mằn ri và thuộc họ Màn Màn.
Đây là loại thảo mộc sống rất lâu năm, có rễ mọc chùm to thành hình trụ dài. Riêng thân cây sẽ có nhiều lông trắng, cao khoảng 1m và mỗi cuốn sẽ mọc từ 3 – 5 lá chét xanh. Ngoài ra, đây là loại nở hoa quanh năm, phần quả có hình dáng dài và chứa rất nhiều hạt bên trong.
Cây mần ri là gì?
Cây mần ri có tác dụng gì?
Cây mần ri có tác dụng gì? Theo đông y, mần ri thuộc loại thảo mộc tính ẩm, có vị đắng, chính vì vậy mà chúng có công dụng trong việc làm tiêu đờm, thanh nhiệt, hoạt huyết hay bổ khí. Bên cạnh đó, mần ri còn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, cụ thể như vitamin A, protein, chất béo, có tác dụng trong việc:
Giúp điều trị đau nhức xương khớp
Trong mần ri có chứa các chất như glucocapparin, aluco cleo min cùng với glycoside có tác dụng chống viêm cũng như làm giảm đau rất hiệu quả. Không những thế, chúng còn làm giảm hiện tượng nhức mỏi, đau đớn ở các khớp xương do nguyên nhân từ bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hay chấn thương.
Giúp điều trị đau nhức xương khớp
Cải thiện các bệnh về gan
Với đặc tính thanh nhiệt, thải độc và bổ khí của loại cây này sẽ giúp gan luôn hoạt động tốt. Bên cạnh đó, nhiều người cũng sử dụng mần ri trong quá trình làm giảm tình trạng nóng trong người, thúc đẩy chức năng của gan nhằm loại bỏ độc tố đồng thời điều hòa và chuyển hóa các chất. Đặc biệt đối với cây mần ri hoa vàng đã được sử dụng để điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ do thói quen dùng nhiều rượu bia gây ra.
Trị cảm cúm, sốt, đau đầu
Cây mần ri trị bệnh gì? Thật vậy, các chất chống viêm trong loại thảo dược này giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể, mần ri hoa trắng được dùng làm thuốc hạ sốt, giải cảm, chữa cúm ho và đau đầu,… Ngoài ra, chúng còn có tác dụng về lợi tiểu, hỗ trợ điều trị viêm cầu thận mãn tính hiệu quả.
Trị cảm cúm, sốt, đau đầu
Các bài thuốc trị bệnh từ cây mần ri
Công dụng của cây mần ri rất đa dạng và hầu như ở tất cả bộ phận như rễ cây, thân, lá, hoa hay hạt đều được sử dụng làm dược liệu chữa bệnh. Do đó, bạn có thể tham khảo các bài thuốc được làm từ cây mần ri dưới đây để cải thiện các vấn đề của sức khỏe nhé!
Bài thuốc chữa đau xương khớp, thoát vị đĩa đệm
Như đã chia sẻ phía trên, cây mần ri hoa tím, vàng hay trắng đều có công dụng chữa bệnh đau xương khớp và thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Ngoài ra, đối với bài thuốc này thường sẽ có hai cách dùng mà bạn có thể lựa chọn:
- Làm nước để uống: Dùng 200g mần ri tươi kết hợp cùng với 30g mần ri khô và đun trong 300ml nước. Sau khi đun sôi, bạn có thể dùng nước này mỗi ngày và uống liên tục trong vòng từ 2 – 3 tháng.
- Đắp mần ri tươi: Các nguyên liệu sẽ gồm 100g mần ri tươi, 1 củ gừng, 40ml rượu trắng loại 40 – 50 độ. Sau khi rửa sạch nguyên liệu, giã nhuyễn và sao vàng cho đến khi có mùi thơm thì cho rượu vào, đun trong 2 phút. Tiếp theo, bọc hỗn hợp vào miếng vải sạch và chườm ở vị trí bị đau trong 20 phút, thực hiện đều đặn trước khi đi ngủ từ 1 – 2 tuần.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
Bài thuốc thứ hai được làm từ cây mần ri sẽ có tác dụng điều trị viêm gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, bạn nên có liều uống đều đặn nhằm giúp thải độc, mát gan đồng thời làm giảm tác hại từ việc dùng quá nhiều rượu bia.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g mần ri
- 6g mật nhân
- 50g diệp hạ châu
Cách làm như sau:
- Bước 1: Rửa sạch các loại thảo dược trên và để ráo.
- Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào và nấu cùng với 1500ml nước lọc. Đun sôi cho đến khi chỉ còn 1000ml thì tắt bếp.
- Bước 3: Tiếp tục lọc lấy nước thuốc và bỏ phần bã đi. Sau đó, nên chia làm hai phần bằng nhau để uống vào hai buổi trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ
Bài thuốc hỗ trợ điều trị lao hạch
Cây mần ri trị bệnh gì? Thực tế, đây là loại cây được sử dụng rất nhiều trong bài thuốc hỗ trợ điều trị lao hạch, cụ thể như:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g mần ri
- 15g cam thảo
- 50g hạ khô thảo
Cách làm như sau:
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trên và để ráo. Tiếp theo, cho vào ấm nấu cùng với 1 lít nước lọc.
- Bước 2: Đun sôi cho đến khi thấy hỗn hợp đổi màu sắc thì ngưng nấu. Sau đó, lọc lấy nước và chia thành hai lần uống trong ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đi tiểu khó, thận yếu
Tình trạng đi tiểu khó hay thận yếu, nếu để về lâu dài sẽ làm gia tăng các bệnh viêm nhiễm đồng thời gây căng trướng hệ tiết niệu, nặng nhất là dẫn đến suy thận. Vì thế, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau đây để cải thiện tình trạng trên.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50g mần ri
- 50g bán chi liên
Cách làm như sau:
- Bước 1: Rửa sạch các loại thảo dược và dùng nước muối pha loãng để diệt vi khuẩn.
- Bước 2: Cho vào ấm nấu cùng với 500ml nước đến khi hỗn hợp được sắc lại.
- Bước 3: Lọc lấy nước để dùng, nên uống vào mỗi buổi sáng trong ngày để cảm nhận rõ kết quả.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị đi tiểu khó, thận yếu
Bài thuốc hỗ trợ chữa viêm cầu thận mãn tính, ho hen
Viêm cầu thận mãn tính là một hội chứng xảy ra do nhóm bệnh thận, như viêm tiểu cầu hoặc viêm các nút mao mạch trong vỏ thận bị tổn thương. Đối với loại bệnh này nếu để quá lâu sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp. Vì thế, để làm giảm tình trạng trên, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây mần ri dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 40g cây mần ri hoa tím khô
Cách làm như sau:
- Bước 1: Mang 40g mần ri đi rửa sạch và để ráo. Sau đó, cho vào ấm để nấu cùng nước nóng.
- Bước 2: Chờ khi hoạt chất ra hết thì lọc lấy nước để uống. Bạn có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày, đặc biệt tuyệt đối không để qua đêm.
Những lưu ý khi sử dụng cây mần ri
Nhằm giúp bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, đồng thời đạt được hiệu quả cao khi sử dụng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Một số đối tượng không nên dùng mần ri: Cụ thể là phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú và trẻ sơ sinh. Bởi trong loại thảo dược này có chứa một số thành phần có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể người dùng.
- Luôn tuân thủ liều lượng khi uống: Tuyệt đối không lạm dụng mần ri, bởi điều này không những không mang lại kết quả tốt mà còn gây ra các tác dụng phụ cho sức khỏe.
- Nên sử dụng liều lượng uống một cách đều đặn: Bởi khi dùng ngắt quãng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, làm cho tình trạng bệnh khó thuyên giảm hơn.
- Ngưng sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường: Chẳng hạn là nổi mẩn ngứa, khó chịu, mệt mỏi, và buồn nôn,… Đối với trường hợp này, bạn nên ngừng ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp điều trị kịp thời.
Những lưu ý khi sử dụng cây mần ri
Trên đây là tất cả thông tin quan trọng về cây mần ri và những lưu ý khi sử dụng chúng. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng loại thảo dược này thời gian dài nhưng không thấy được bất kỳ sự cải thiện nào, thì cần tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Cuối cùng, đừng quên theo dõi Pharmacity để đón chờ thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Probiotic: Khái niệm, lợi ích và các chế phẩm chứa probiotic tốt cho sức khoẻ
- 10 lợi ích khi ăn rau muống nếu biết bạn sẽ muốn ăn mỗi ngày
- Vitamin E và những công dụng bất ngờ không phải ai cũng biết
- Vitamin C là gì? Lợi ích & tác dụng phụ nếu không sử dụng đúng cách