Người mẹ nào cũng muốn con thông minh, khỏe đẹp. Một chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bé thông minh, xinh xắn, trắng trẻo ngay từ trong bụng mẹ. Mời các mẹ bầu theo dõi bài viết dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Chú ý chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Mẹ bầu ăn gì để con thông minh, trắng trẻo?
Ăn cá để con thông minh
Cá là một loại thực phẩm giàu acid béo omega 3, khoáng chất và vitamin cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, các mẹ bầu nên ăn cá tối thiểu 2 lần trong một tuần để con thông minh hơn.
Ăn trứng gà
Trong trứng chứa nhiều protein, omega 3,… giúp cho sự phát triển trí thông minh của trẻ và giảm bớt triệu chứng ốm nghén ở mẹ.
Ngoài ra, trứng gà được coi là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại trứng. Mẹ có thể bổ sung 5 quả trứng gà mỗi tuần để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con, giúp con thông minh hơn.
Nên ăn các loại hạt cho bé thông minh
Ăn các loại hạt dinh dưỡng khi mang thai cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi và mẹ. Trong các hạt có chứa nhiều omega 3 và các acid hữu cơ giúp cho sự tăng cường trí tuệ, phát triển não của thai nhi. Ngoài ra vitamin E, các acid amin trong hạt còn giúp cải thiện sức đề kháng của cả mẹ và bé, giúp mẹ bầu tránh các nguy cơ sảy thai, đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Trái cây giàu vitamin C rất tốt cho phụ nữ có thai
Vitamin C có tác dụng tăng sức đề kháng rất tốt cho cơ thể cả mẹ và bé, phòng chống các sắc tố sạm đen để da bé trắng mịn hơn. Mẹ có thể bổ sung vitamin C từ những quả như nho, cà chua, quýt, táo, lê, bí đao,…
Các loại rau màu xanh đậm
Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều acid folic. Đây là dưỡng chất quan trọng cho quá trình hình thành mô não ở thai nhi. Vì vậy, mẹ nên bổ sung ăn nhiều rau xanh trong các giai đoạn trước, trong và sau khi sinh để cung cấp đầy đủ lượng acid folic cần thiết cho sự phát triển trí não của con.
Mẹ bầu nên tránh xa đồ ăn, thức uống nào?
Rượu bia và thuốc lá vào cơ thể mẹ, sau đó sẽ xâm nhập vào bào thai, trực tiếp gây hại cho thai nhi, làm cho bé phát triển chậm hoặc có bộ phận bị dị dạng.
Không nên sử dụng một số loại củ, quả mọc mầm (như hành, gừng, khoai tây,…) vì chứa nhiều chất độc.
Không ăn một số món ăn mất vệ sinh an toàn như: Tiết canh, thịt, cá tái, sống, các thực phẩm quá hạn sử dụng, chưa qua tiệt trùng bởi chúng có thể chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại đến sự phát triển của thai nhi.
Phụ nữ mang thai nên tránh những loại thịt dễ bị hỏng và phải lưu trữ trong tủ lạnh như thịt nguội và xúc xích. Nếu vẫn muốn ăn thịt nguội và xúc xích, mẹ nên nấu chín, hấp hoặc nướng trước khi dùng.
Mẹ cần điều chỉnh một số thói quen ăn uống có hại cho cả mẹ và con
Giảm lượng muối ăn: ăn nhiều muối sẽ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con.
Không nên hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm…), thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Không nên uống nhiều đồ uống có ga có chứa cafein. Chất cafein có trong cà phê và đồ uống có ga có thể khiến mẹ bầu ăn uống khó tiêu, hạn chế hấp thu dinh dưỡng. Cafein có thể làm phá vỡ các thành phần của vitamin, biểu hiện là mệt mỏi, chán ăn, táo bón. Cafein cũng kìm hãm sự hấp thu của sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu của phụ nữ có thai.
Hạn chế dùng các gia vị như ớt, hạt tiêu hoặc các thức ăn chế biến công nghiệp trong thời gian mang thai.
Nguyên tắc “vàng” ăn uống dành cho mẹ bầu
Ăn đa dạng
Khi mang thai, mẹ cần ăn uống đủ chất, đa dạng và nhiều hơn bình thường, đặc biệt là ở các tháng cuối, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi và dự trữ năng lượng tạo sữa nuôi con sau này. Mẹ cần ăn đủ 4 nhóm thức ăn: Bột đường, chất đạm, chất béo và không thể thiếu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Chia nhỏ bữa ăn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ nên ăn chia ra thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ/ngày: bữa sáng – bữa phụ sáng, bữa trưa – bữa phụ chiều, bữa tối – bữa phụ đêm. Điều này không chỉ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho thai nhi mà còn giúp mẹ khắc phục tình trạng nghén, kén ăn trong những tháng đầu và kiểm soát được cân nặng trong những tháng tiếp theo.
Nhai chậm, nhai kỹ
Do những thay đổi hormone trong giai đoạn thai kỳ khiến phụ nữ có cảm giác nhanh đói hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên bỏ ngay thói quen ăn nhanh, ăn vội, vừa ăn vừa làm việc khác. Thay vào đó, mẹ bầu nên ngồi ăn ở nơi yên tĩnh, ăn chậm, nhai kỹ để có cảm giác no lâu và tốt cho dạ dày. Thói quen này còn kiềm chế mẹ ăn nhiều hơn, tạo cảm giác ngon miệng trong suốt bữa ăn.
Uống đủ nước
Uống nước đầy đủ không chỉ khiến các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn mà đôi khi còn là biện pháp ngăn chặn được cảm giác đói và thèm ăn. Mẹ có thể uống nước lọc, nước canh, nước hoa quả để tốt cho con mà không béo.
Nguồn tham khảo: Ths. BS Nguyễn Hiền Minh
Bạn có thể xem thêm:
- 5+ dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất bạn cần biết
- Bao nhiêu độ là sốt ở trẻ em? Hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ tại nhà
- Những điều cần viết về sữa mẹ và sữa công thức, chọn sữa cho trẻ sơ sinh
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.