Cây nhân trần được xem là một vị thuốc tốt, có rất nhiều người sử dụng nhờ vào tác dụng thanh nhiệt và điều trị hiện tượng vàng da trên cơ thể. Vậy hình ảnh cây nhân trần trông như thế nào? Chúng có tác dụng gì đối với sức khỏe? Mời bạn đọc cùng Pharmacity giải đáp các thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây.
Cây nhân trần là gì?
Cây nhân trần hay còn được gọi là chè cát, chè nội hoặc hoắc hương núi,… Là loại cây có thân thảo mọc hoang, ưa ánh sáng, ưa ẩm và thường mọc lẫn với các cây cỏ thấp, cây bụi nhỏ. Với chiều cao tối đa chỉ khoảng từ 40 – 100cm, đặc biệt nhất là thân và lá có mùi thơm.
Ngoài ra, dáng lá của cây có hình trái xoan, mọc đối, và cả hai mặt đều có lông. Đối với hoa thì mọc thành cụm ở đầu cành, có màu lam tím cùng với đài hình chuông và được xẻ thành 5 răng. Riêng quả nhân trần hình trứng, chiều dài bằng với đài hoa và bên trong chứa nhiều hạt nhỏ li ti.
Cây nhân trần là gì?
Cây nhân trần có mấy loại?
Tuy là loài cây mọc rất nhiều ở Việt Nam, nhưng liệu bạn đã biết “Cây nhân trần có mấy loại” hay chưa? Trên thực tế, nhân trần có 3 loại chính, gồm: nhân trần cái, nhân trần bồ bồ và nhân trần cao. Đặc biệt, hai loại cây thường gặp nhất ở Việt Nam là nhân trần cái và nhân trần bồ bồ, riêng nhân trần cao thường sẽ mọc ở Trung Quốc là nhiều nhất. Cụ thể hơn:
- Nhân trần cái: Thuộc họ mõm chó, có hoạt tính kháng viêm tốt và tăng tiết mật hiệu quả.
- Nhân trần bồ bồ: Cũng thuộc họ mõm chó và có công dụng tương tự như nhân trần cái, nhưng tính tăng tiết mật ít hơn.
- Nhân trần cao: Thuộc họ cúc và có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn ngoài da đồng thời cũng giúp hạ sốt.
Cây nhân trần có mấy loại?
Cây nhân trần có tác dụng gì?
Cây nhân trần có tác dụng gì? Theo các nhà nghiên cứu, đa số các bộ phận của giống cây này đều có thể dùng làm dược liệu. Bởi chúng đều có tác dụng giúp:
Giải độc cơ thể
Công dụng của cây nhân trần không thể bỏ qua chính là giúp giải độc cho cơ thể một cách tối ưu. Do nhờ vào thành phần saponin có trong loại thảo dược này đã giúp tăng cường chức năng thải độc của gan, đồng thời chống lại được các tác nhân gây tổn thương gan, từ đó sẽ giúp thanh lọc cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng
Thanh nhiệt cơ thể là một trong những nhu cầu mà nhiều người mong muốn, vì thế bạn có thể sử dụng cây nhân trần để giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường năng lượng cũng như sức đề kháng bản thân. Không những vậy, khi kết hợp giữa nhân trần và một số loại dược liệu như rau má, râu ngô,… sẽ giúp bạn cảm nhận sự thay đổi rõ rệt hơn.
Tăng cường sức đề kháng
Kháng khuẩn, chống viêm
Nhờ vào tinh dầu và saponin có trong loại cây này có khả năng ức chế một số loại vi khuẩn, cụ thể là tụ cầu, hương hàn, trực khuẩn mủ xanh hay các loại nấm. Vậy nên, nếu bạn cần kháng khuẩn hoặc ngăn viêm nhiễm, bạn có thể dùng nhân trần tươi giã nát, đắp lên vết thương hở sẽ giúp chỗ đó giảm sưng tấy và da non được lên nhanh hơn.
Hỗ trợ điều trị bệnh về gan
Tác dụng của cây nhân trần không chỉ là kháng viêm mà còn được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh về gan, như viêm gan, vàng da, xơ gan, hay gan nhiễm mỡ,… Ngoài ra, chúng đã được ứng dụng lâm sàng trong đợt cấp viêm gan virus, nhằm làm cải thiện các chỉ số men gan, bilirubin và giảm cảm giác đau ở vùng gan.
Hỗ trợ điều trị bệnh về gan
Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ kinh niên
Đây được xem là một loại dược liệu giúp điều trị cho những người mất ngủ kinh niên. Nếu bạn có thói quen sử dụng nhân trần, bạn sẽ cảm nhận được chất lượng giấc ngủ của bản thân được cải thiện, chẳng hạn như dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn. Mặt khác, bạn nên lưu ý tuyệt đối không dùng nhân trần vào buổi tối trước khi đi ngủ bởi có thể gây đau bụng.
: Cây nha đam có tác dụng gì? Lưu ý cần nhớ trước khi dùng
Hỗ trợ điều trị máu khó đông
Một trong những tác dụng của cây nhân trần trong trường hợp cấp bách chính là có khả năng cầm máu hiệu quả. Bạn có thể dùng nhân trần tươi, đem giã nát và đắp vào vết thương đang chảy máu. Điều này có thể hỗ trợ cầm máu ở những bệnh nhân bị mắc chứng máu khó đông.
Hỗ trợ điều trị máu khó đông
Hỗ trợ điều trị viêm túi mật
Khi uống nước nhân trần, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy được một chất có tên gọi là 6,7-dimethoxycoumarin. Đây là hoạt chất có tác dụng lợi mật, làm giảm trương lực cơ vòng Oddi, từ đó giúp việc bài tiết mật cũng trở nên dễ dàng hơn đồng thời còn hạn chế được tình trạng mật bị tắc.
Giúp hạ huyết áp
Cây nhân trần có tác dụng gì? Đối với người có bệnh tiền sử về vấn đề tăng huyết áp, việc sử dụng loại thảo dược này cũng giúp duy trì các chỉ số huyết áp ở mức ổn định hơn.
Giúp hạ huyết áp
Giúp hạ mỡ máu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu đó là do thói quen ăn uống không hợp lý, rất dễ dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ gây nguy hiểm cho cơ thể. Vì thế, khi gặp phải tình trạng mỡ máu cao, bạn có thể dùng nhân trần bởi chúng sẽ giúp hạ mỡ máu, điều trị rối loạn chuyển hóa lipid từ đó giúp phòng ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ.
Lợi tiểu
Một số vấn đề mà loại cây này có thể giúp cải thiện như bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu hoặc đi tiểu rắt,… Ngoài ra, việc kết hợp giữa nhân trần và râu ngô còn giúp tăng cường chức năng của thận và lợi tiểu.
Ức chế ung thư
Cây nhân trần chứa hàm lượng lớn flavonoid và saponin giúp kháng u, ức chế được các tế bào ung thư đang phát triển. Đồng thời, việc kết hợp giữa loại cây này cùng với một số dược liệu như cà gai leo, cây xạ đen, hay mật nhân,… cũng là một liệu pháp hiệu quả cho những bệnh nhân bị mắc ung thư.
Ức chế ung thư
Trị mụn, làm đẹp da
Do có công dụng giúp thải chất độc ra ngoài, vì thế cây nhân trần sẽ làm làn da bạn giảm thiểu được các vấn đề về mụn, đặc biệt là mụn nhọt, mề đay hay trứng cá,… Từ đó, cơ thể được thanh lọc, cải thiện tốt hệ nội tiết và mang đến một làn da mịn màng, tạm biệt những nốt mụn khó chịu.
Những lưu ý khi sử dụng cây nhân trần
Dù là cây nhân trần nam hay cây nhân trần bắc đều mang đến những công dụng nhất định đối với sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, bên cạnh việc tìm hiểu về tác dụng của cây nhân trần, bạn cũng phải biết cách sử dụng loại dược liệu tự nhiên này để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo trước khi sử dụng chúng, như:
- Tuyệt đối không kết hợp nhân trần với cam thảo: Do loại cây này có tính đào thải nước, trong khi cam lại có tính giữ nước. Vì thế, khi kết hợp sẽ xảy ra tình trạng tương tác thuốc, gây giảm hiệu quả của mục đích trị bệnh.
- Hạn chế dùng nhân trần mỗi ngày: Do có đặc tính lợi tiểu, vì vậy mà việc sử dụng mỗi ngày sẽ khiến cơ thể thải nước và chất dinh dưỡng ra ngoài nhiều hơn mức cho phép. Dễ dẫn đến tình trạng mất nước, kém tập trung và luôn mệt mỏi.
- Hạn chế sử dụng đối với một số đối tượng: Nếu phụ nữ mang thai hay đang cho con bú không mắc các vấn đề về gan thì nên hạn chế dùng cây nhân trần, nhằm tránh việc mất sữa, kém sữa hay xuất tiết ở một số tuyến trong cơ thể.
Những lưu ý khi sử dụng cây nhân trần
Tóm lại, nhờ vào tính mát và mang lại nhiều tác dụng bổ ích cho cơ thể, vì thế mà cây nhân trần được rất nhiều người lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu quả của loại thảo dược này, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin về chúng cũng như tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- 5+ Công dụng của cây bạc hà đối với sức khoẻ con người
- Sâm đất tuy bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên sử dụng, cần lưu ý!
- Cây bồ công anh có tác dụng gì? Cách sử dụng cây bồ công anh tốt cho sức khoẻ
- Cây vòi voi là gì? Tác dụng của cây vòi voi có thể bạn chưa biết
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.