Cây hương thảo, không chỉ được biết đến như một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một bài thuốc quý trong việc điều trị nhiều loại bệnh. Với lịch sử sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền, hương thảo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe từ việc cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng, đến việc hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các vấn đề về da. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về cách thức hương thảo có thể đóng góp vào sức khỏe của bạn và cách sử dụng nó một cách hiệu quả, cần phải tìm hiểu sâu hơn về các đặc tính chữa bệnh của nó. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về cây hương thảo, bao gồm cách nó giúp chữa trị các bệnh và lưu ý khi sử dụng để bạn có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà nó mang lại.
Cây hương thảo là cây gì?
Cây hương thảo được biết đến chủ yếu là một loại cây gia vị. Chúng có nhiều tên gọi khác nhau tùy từng địa phương như cây dương chổi, cây mê điệt... Cây hương thảo thuộc họ hoa nhà môi và có tên khoa học là Rosmarinus officinalis.
Cây hương thảo có thân nhỏ, cây cao khoảng 1-2m, mọc thành bụi. Lá cây hương thảo nhiều, hẹp có màu xanh thẫm và mùi hương rất thơm. Mặc dù cây hương thảo có nguồn gốc từ Địa Trung Hải nhưng hiện nay loại cây này được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là những nơi có khí hậu khô ráo, mát mẻ. Ở Việt Nam, cây hương thảo được trồng nhiều ở miền Trung và miền Nam. Khí hậu miền Bắc vẫn có thể trồng được cây hương thảo tuy nhiên cây sẽ không phát triển mạnh bởi mùa Đông miền Bắc khá lạnh.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong cây hương thảo
Hương thảo chứa một số chất phytochemical, bao gồm axit rosmarinic, long não, axit caffeic, axit ursolic, axit betulinic, axit carnosic và carnosol . Thành phần quan trọng nhất của hương thảo là axit axetic và các dẫn xuất của nó như axit rosmarinic .Các hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa.Ngoài ra cây hương thảo còn là nguồn cung cấp sắt, canxi và vitamin B6.
Lợi ích sức khỏe mà cây hương thảo mang lại
Cải thiện tiêu hóa
Uống trà hương thảo có thể hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích tiết enzyme tiêu hóa và dịch mật. Nhờ đó, hệ tiêu hóa sẽ tăng khả năng phân hủy thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng và làm giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
Tăng cường trí nhớ và sự tập trung
Nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng hít dầu hương thảo giúp ngăn chặn sự phân hủy acetylcholine, một chất hóa học có trong não bộ đóng vai trò quan trọng đối với suy nghĩ, sự tập trung và trí nhớ. Do đó, chỉ cần hít thở sâu mùi thơm của hương thảo trong khi học sẽ giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và làm giảm mức cortisol (hormone gây căng thẳng).
Bảo vệ hệ thần kinh
Hương thảo có chứa một thành phần gọi là axit carnosic, có thể chống lại tác hại của các gốc tự do trong não.Một số nghiên cứu trên chuột đã xác định rằng hương thảo có thể hữu ích cho những người bị đột quỵ. Cây hương thảo có tác dụng bảo vệ chống lại tổn thương não và có thể cải thiện khả năng phục hồi.
Làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư
Nghiên cứu được công bố trên Báo cáo Ung thư cho thấy rằng “chiết xuất hương thảo thô trong etanol thô (RO)” đã làm chậm sự lây lan của bệnh bạch cầu ở người và tế bào ung thư biểu mô vú.
Một nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí Khoa học sinh học, Công nghệ sinh học và Hóa sinh, đã kết luận rằng hương thảo có thể hữu ích như một chất chống viêm và chống khối u.
Ngoài ra, một báo cáo được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm cho rằng việc thêm chiết xuất hương thảo vào thịt bò xay sẽ làm giảm sự hình thành các tác nhân gây ung thư có thể phát triển trong quá trình nấu nướng.
Bảo vệ mắt khỏi thoái hoá điểm vàng
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Investigative Ophthalmology & Visual Science, do Tiến sĩ Stuart A. Lipton, Ph.D. và các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu Y khoa Sanford-Burnham, tiết lộ rằng axit carnosic, thành phần chính của cây hương thảo, có thể thúc đẩy đáng kể sức khỏe của mắt.
Điều này có thể có các ứng dụng lâm sàng cho các bệnh ảnh hưởng đến võng mạc bên ngoài, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác – bệnh về mắt phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.
Giúp giảm lượng đường trong máu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất trong hương thảo có thể làm giảm lượng đường trong máu.Hương thảo hỗ trợ giảm mức đường huyết tổng thể nhờ các vi chất dinh dưỡng axit rosmarinic và carnosic. Tác dụng này nổi bật hơn cả khi sử dụng hương thảo để ngăn ngừa đường huyết tăng đột ngột sau khi ăn.
Khi sử dụng cây hương thảo cần lưu ý điều gì?
Mặc dù cây hương thảo có nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe nhưng chỉ nên sử dụng lá cây hương thảo với liều lượng thấp. Mặc dù trường hợp này rất hiếm nhưng dùng lá cây hương thảo với số lượng lớn có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như co thắt, hôm mê, nôn mửa hoặc phù phổi…
Bên cạnh đó, lá cây hương thảo có thể tương tác với một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế men chuyển trong điều trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu… Vì vậy, khi sử dụng lá hương thảo để nấu ăn hay điều trị bệnh lý nên kiểm tra xem người dùng có đang sử dụng những loại thuốc này hay không.
Thai phụ hoặc mẹ đang cho con bú nên hạn chế sử dụng lá hương thảo bởi hiện nay chưa có nghiên cứu chỉ ra độ an toàn của loại cây này đối với thai phụ hay công dụng của chúng khi cho con bú. Lá hương thảo có thể gây viêm da kích ứng nên hãy để cây tránh ra tầm với của trẻ em và thận trọng khi sử dụng.
Câu hỏi thường gặp
Liều dùng và cách dùng hương thảo thế nào ?
Dưới đây là liều lượng tiêu chuẩn cho hương thảo như sau:
- Tiêu chuẩn của hương thảo: Mỗi ngày một người có thể nạp vào cơ thể từ 4 gram – 6 gram lá nước thảo tươi.
- Bổ sung chế độ ăn uống (viên nang): 1400mg, 2 lần/ngày
- Tắm: Cho 3-6 giọt tinh dầu vào bồn tắm toàn thân hoặc ngâm chân
- Nước hương thảo (để gội đầu): Thêm 1 thìa hương thảo khô vào mỗi 1 cốc nước. Đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa trong 15 phút. Để yên trong 30 phút và lọc lấy thảo mộc. Xả tóc bằng nước hương thảo sau khi gội đầu để kích thích mọc tóc.
- Đối với chứng khó tiêu, huyết áp cao và bệnh thấp khớp: 1-2 gam mỗi ngày, 1-3 cốc mỗi ngày dưới dạng trà hoặc 2-4 ml uống 3 lần mỗi ngày dưới dạng chiết xuất.
Hương thảo thường an toàn khi dùng với liều lượng thấp. Tuy nhiên, liều lượng cực lớn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, mặc dù trường hợp này rất hiếm.
Cây hương thảo tương tác với những loại thuốc nào ?
Cây hương thảo có thể ảnh hưởng đến hoạt động của một số loại thuốc khi được sử dụng trong một số sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Các loại thuốc sau đây có thể bị ảnh hưởng:
- Thuốc chống đông máu, bao gồm warfarin, aspirin và clopidogrel có khả năng tương tác với hương thảo làm loãng máu.
- Thuốc ức chế men chuyển, bao gồm lisinopril, fosinopril, captopril và enalapril, được sử dụng để điều trị huyết áp cao. Sử dụng cùng lúc với cây hương thảo có thể gây ra tác dụng phụ.
- Thuốc lợi tiểu, bao gồm hydrocholorothiazide và furosemide (lasix). Sự kết hợp giữa cây hương thảo và các loại thuốc này có thể làm gia tăng hiệu quả của thuốc lợi tiểu.
- Lithium được sử dụng để điều trị các giai đoạn trầm cảm trong chứng trầm cảm. Hương thảo có thể tương tác với lithium và làm tăng nồng độ lithium đến mức độc hại trong cơ thể.
Do đó, khi sử dụng cây hương thảo hoặc các sản phẩm chứa thành phần từ cây này, quan trọng để thông báo cho bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc khác để tránh tương tác không mong muốn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.