Bầu kiêng ăn gì là băn khoăn rất thường gặp ở những mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Đây không chỉ là lúc mẹ khó chịu vì ốm nghén mà bé vẫn chưa ổn định nên nếu ăn uống không cẩn thận sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu các loại thực phẩm tối kỵ cho mẹ bầu ngay sau đây nhé.
Bầu kiêng ăn gì là băn khoăn rất thường gặp ở những mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Rau mầm sống
Rau mầm sống chính là “cái tên” đầu tiên nằm trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi có bầu kiêng ăn gì. Đặc biệt là đối với phụ nữ mới mang thai trong 3 tháng đầu đừng ăn sống bất kỳ loại rau mầm nào kể cả giá đỗ. Bởi vì vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống trước khi cây mầm lớn và bạn không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn nếu chỉ rửa bằng nước mà không nấu chín.
Không ăn thịt sống
Một trong những loại thực phẩm bà bầu nên tránh là không ăn thịt sống, bởi thịt và trứng sống hoặc nấu chưa chín sẽ có nguy cơ gây bệnh, chẳng hạn như bệnh listeriosis hoặc nhiễm toxoplasma khi mang thai. Ngộ độc thực phẩm cũng chính là một nguy cơ. Những tình trạng này có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng hoặc dị tật bẩm sinh nghiêm trọng và sẩy thai. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng tất cả trứng và thịt mà bạn ăn trong khi mang thai luôn được nấu chín.
Một trong những loại thực phẩm bà bầu nên tránh là không ăn thịt sống
Trái cây chưa rửa sạch
Bà bầu kiêng ăn gì? Các loại rau sống hay trái cây chưa được rửa kỹ có thể là nguồn gây bệnh tiềm ẩn. Do đó, dù được khuyến khích bổ sung vitamin và khoáng chất qua trái cây, rau củ thì mẹ bầu cũng nên chú ý hạn chế rau sống tối đa, đồng thời lưu ý rửa kỹ rau củ quả trước khi ăn cũng như chế biến.
Đối với nước ép hoa quả tươi dù là nước ép tại nhà hàng thì vẫn không loại trừ nguy cơ hoa quả chưa được rửa sạch trước khi chế biến. Dùng nước ép từ các loại rau củ và trái cây chưa được rửa sạch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả E. coli và salmonella.
Ngoài ra, mặc dù hoa quả cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên một số loại quả có thể làm ảnh hưởng đến thai phụ khi mang thai như:
- Đu đủ xanh, dứa: Có chứa chất kích thích cơ trơn tử cung hoạt động, có thể gây nguy cơ sảy thai.
- Nhãn, na: Có chứa nhiều glucose, vì vậy nếu ăn nhiều mẹ bầu sẽ có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ và táo bón. Do đó, thai phụ nên hạn chế ăn những loại quả có hàm lượng đường cao.
: Bà bầu nên ăn gì? 9+ loại thực phẩm tốt cho thai kỳ
Không ăn các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng
Canxi rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, tuy nhiêu các mẹ bầu nên cẩn thận với cách bổ sung canxi từ sữa.
Sữa tươi không được khuyến khích cho mẹ bầu bởi nó không được tiệt trùng. Những loại sữa này thường không được làm nóng để tiêu diệt vi khuẩn, có thể khiến bạn bị bệnh. Cụ thể hơn, sữa tươi có thể chứa vi khuẩn Listeria, có thể dẫn đến bệnh tật, sẩy thai hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Không ăn các sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng
Gan động vật
Mới có bầu kiêng ăn gì? Gan động vật là thực phẩm chứa nhiều sắt và vitamin A. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, thai phụ đã được bổ sung sắt và hấp thụ vitamin A từ các loại vitamin tổng hợp. Vì vậy, nếu thường xuyên ăn gan động vật sẽ khiến dư thừa lượng sắt và vitamin A, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, thậm chí là dị dạng thai nhi.
Hạn chế uống đồ ngọt
Ở phụ nữ mang thai, chức năng thải đường của thận sẽ giảm ở những mức độ khác nhau, vì vậy nếu đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải và không có lợi cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu y học cho thấy rằng, lượng đường hấp thụ quá nhiều sẽ gây suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó dẫn đến giảm khả năng kháng bệnh nên dễ mắc bệnh và nhiễm virus.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Nhiều nghiên cứu y học đã cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ mắc ung thư sinh dục.
Các nhà y học từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, tuy nhiên nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của bà mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi
Mẹ bầu nên kiêng ăn dưa muối
Rất nhiều bà bầu thích ăn rau củ quả muối chua. Thế nhưng, bầu nên kiêng ăn gì? Liệu dưa muối có phải là một trong những thực phẩm tối kỵ hay không?
Các món rau củ quả muối chua sẽ được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Mặc dù dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày. Nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi có thể trở thành thứ gây hại.
Cá sống và các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Bầu kiêng ăn gì? Hải sản, nhất là các loại cá, là nguồn thực phẩm giàu protein và axit béo omega-3 rất tốt cho não bộ và mắt, tuy nhiên bạn cần có kiến thức cơ bản về các loại cá để có thể đưa ra được những lựa chọn thông minh.
Điển hình như một vài loại cá và động vật giáp xác có chứa hàm lượng thủy ngân cao rất nguy hiểm đối với sức khỏe, cũng chính là một đáp án trong danh sách mới có bầu kiêng ăn gì. Theo đó, lượng thủy ngân này nếu đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng như sự phát triển của thai nhi:
- Cá ngừ
- Cá kiếm
- Cá kình
- Cá thu vua
- Cá đổng
Cá càng lớn thì hàm lượng thủy ngân càng cao. Đối với cá, hải sản, Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm khuyến khích các mẹ bầu nên ăn tôm, cá hồi, cá cơm, cá rô phi, cá minh thái. Bởi vì những loại cá và hải sản này chứa ít thủy ngân và được chứng minh là an toàn đối với thai phụ.
Ngoài ra, để tránh lây nhiễm các loại vi khuẩn hay virus có hại trong hải sản, bạn nên:
- Tránh ăn cá sống và các động vật giáp xác cũng như các món chế biến từ các loại cá sống như sushi, sashimi, sò điệp, hàu sống, ngao.
- Lưu ý tránh hải sản đông lạnh, chưa được nấu chín hoặc các loại thực phẩm hun khói.
- Mẹ bầu nên chú ý đến các khuyến cáo về mức độ an toàn và nguồn gốc của các loại hải sản mà bạn ăn.
- Chế biến hải sản đúng cách.
Mẹ bầu không nên ăn cá sống, các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Không nên ăn các thực phẩm để lâu
Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính mà thậm chí còn gây hại đến thai nhi. Trong 2 đến 3 tháng đầu thai kỳ, phôi thai đang phát triển và tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại sẽ khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến tình trạng dị tật bẩm sinh, còn nguy hiểm hơn sẽ khiến thai bị chết lưu.
Mặt khác, trong thời kỳ thai nghén, chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Đặc biệt là chức năng của gan, thận rất yếu, các chất độc gây nhiễm độc cho thai nhi và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Kết luận: Vậy qua những chia sẻ trên bạn đã biết có bầu kiêng ăn gì và 10 loại thực phẩm tối kỵ với phụ nữ mang thai. Dinh dưỡng cho bà bầu là điều rất quan trọng. Vì vậy bạn cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng lành mạnh để mẹ vui con khỏe. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Bầu ăn đào được không? Ăn đào trong thai kỳ có tác dụng gì?
- Bầu ăn rau muống được không? Cách ăn rau muống an toàn cho mẹ bầu
- Bà bầu ăn vải được không? Lợi ích, tác hại và lưu ý cần biết
- Giải đáp thắc mắc bà bầu ăn khổ qua được không? Lời khuyên cho mẹ bầu muốn ăn khổ qua