Rối loạn lo âu là chứng rối loạn cảm xúc với triệu chứng chính là sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể nghĩ đến tự tử. Vậy khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Biểu hiện rối loạn lo âu
Triệu chứng chính của rối loạn lo âu là sợ hãi hoặc lo lắng quá mức. Rối loạn lo âu cũng có thể gây khó thở, ngủ, khó có thể đứng yên và tập trung. Các triệu chứng cụ thể của bạn phụ thuộc vào loại rối loạn lo âu bạn có. Các triệu chứng thường gặp là:
- Hoảng loạn, sợ hãi, cảm thấy không chắc chắn hay không an toàn
- Khó ngủ, sợ hãi, lo lắng cả trong giấc ngủ
- Không thể giữ bình tĩnh và đứng yên
- Lạnh, tê hoặc ngứa ran, đổ mồ hôi nhiều ở tay hoặc chân
- Khó thở, hoặc thở nhanh hơn bình thường
- Tim đập nhanh
- Khô miệng, buồn nôn
- Cơ bắp căng thẳng
- Chóng mặt
- Giảm khả năng tập trung
- Ám ảnh trong suy nghĩ về một vấn đề nhiều lần
- Có những hành vi nghi thức, như rửa tay, kiểm tra khóa cửa… quá nhiều lần
- Khó khăn giữ bình tĩnh hoặc vượt qua cơn lo âu
Biểu hiện rối loạn lo âu là gì?
Những ai dễ mắc bệnh rối loạn lo âu
Những đối tượng sau đây dễ mắc bệnh rối loạn lo âu bao gồm:
- Người có tính cách dễ bị lo âu, lo lắng
- Người bị sang chấn tâm lý từ nhỏ
- Nếu trong gia đình có người bị mắc các bệnh tâm lý thì thế hệ sau cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng
- Người thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài từ công việc, môi trường sống, gia đình,…
- Người mắc 1 số rối loạn tâm thần khác như trầm cảm,…
Rối loạn lo âu, khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn cần phải đến gặp bác sĩ nếu các tình trạng lo âu của bạn có những dấu hiệu sau:
- Lo lắng thái quá, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, công việc cũng như các mối quan hệ.
- Không thể kiểm soát được các lo lắng, ám ảnh hay sợ hãi.
- Thường xuyên dùng chất kích thích để giải tỏa lo âu.
- Những suy nghĩ hoặc hành động liên quan đến tự tử.
Hiện nay có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho chứng rối loạn lo âu, hai phương pháp điều trị phổ biến nhất là:
- Tâm lý trị liệu: Đây là phương pháp dùng các biện pháp tâm lý giải quyết tận gốc các vấn đề gây nên lo âu. Các bác sĩ sẽ giúp bạn có những kế hoạch quản lý rối loạn tốt hơn.
- Sử dụng thuốc điều trị: Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của từng bệnh nhân để đưa ra các loại thuốc phù hợp nhằm làm giảm các tác động của bệnh tới sức khỏe và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Thời gian điều trị thường kéo dài, thông thường từ 6 tháng tới 1 năm.
Nếu bạn có ý định tự tử hãy đến gặp bác sĩ ngay
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản xung quanh rối loạn lo âu. Khi nhận biết những dấu hiệu trên, bạn cần gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.