Hệ thần kinh thực vật có mối liên hệ với nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp, hãy tìm hiểu chi tiết hơn để tầm soát, theo dõi và điều trị kịp thời đảm bảo sức khỏe.
Tăng huyết áp và hệ thần kinh thực vật
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường, khi đó chỉ số huyết áp đo được ở mức bằng hoặc vượt mức 140/90 mmHg so với bình thường ở mức dưới 120/80 mmHg.
Hệ thần kinh thực vật
Hoạt động của các cơ quan trong cơ thể chịu sự chi phối của hệ thống thần kinh có tính chất tự động như hoạt động của cơ quan tiêu hóa, hoạt động của các cơ quan hô hấp, hoạt động của tim…Hệ thần kinh thực vật bao gồm 2 hệ thống hoạt động cân bằng nhau là thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
Trong số các nguyên nhân gây tăng huyết áp, thì việc hoạt động quá mức hệ thần kinh giao cảm (cường giao cảm) của bạn đóng một vai trò lớn, tác động trên các cơ quan chính:
-
- Trên tim: Gây tăng nhịp tim, làm tăng lượng máu bơm ra ngoài động mạch trong 1 phút, gây tăng huyết áp.
-
- Trên thận: Giảm đào thải muối và nước, từ đó gây phù, dẫn đến tăng huyết áp.
-
- Trên mạch máu: Gây co mạch máu, làm tăng sức cản của mạch với dòng máu được bơm từ tim, làm cho áp lực của dòng máu lên thành mạch tăng lên, dẫn đến tăng huyết áp.
Bệnh cường giao cảm
Khi hệ giao cảm bị kích thích quá mức sẽ gây nên chứng cường giao cảm. Đây là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến với các đối tượng trẻ nhưng ít ai biết và hiểu về bệnh. Cường giao cảm kéo dài nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, kịp thời sẽ để lại những hệ lụy về tinh thần và sức khỏe.
Một số nguyên nhân gây cường giao cảm:
-
- Thường xuyên lo âu, căng thẳng do áp lực công việc, học tập, cuộc sống,…
-
- Thói quen sống thiếu khoa học, nghỉ ngơi không hợp lý, ít vận động, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thức khuya và sử dụng các chất kích thích;
-
- Các u tăng tiết gây cường giao cảm;
-
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc thần kinh, thuốc chống trầm cảm;
-
- Mắc các bệnh mạn tính như parkinson, tiểu đường, bệnh cường giáp,…
Thường xuyên lo âu, căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra cường giao cảm
Người mắc chứng cường giao cảm thường ở trong tình trạng lo lắng, hồi hộp, tay chân run rẩy, hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh,…Trong đó, nhịp tim nhanh chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của cường giao cảm giúp bạn tầm soát và điều trị triệu chứng này.
Tình trạng tim đập nhanh kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như suy tim, tăng huyết áp. Co thắt mạch vành làm bệnh nhân đau ngực (như nhồi máu cơ tim cấp).
Nhịp tim nhanh dự báo sự phát triển các bệnh tim mạch
Nhịp tim nhanh là yếu tố dự báo sự phát triển các bệnh tim mạch về lâu dài:
-
- Ngay cả khi bạn đã điều trị tốt huyết áp, nhưng nếu có nhịp tim nhanh trên 80 lần/phút, nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch sẽ tăng đến 54% so với người kiểm soát tốt cả nhịp tim và huyết áp.
-
- Không chỉ vậy, bệnh nhân tăng huyết áp có nhịp tim nhanh trên 80 lần/phút làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Có thể thấy rằng, nhịp tim nhanh là dấu hiệu cho thấy sự hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm, đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng do rối loạn hệ thần kinh thực vật, hãy áp dụng biện pháp thư giãn, an thần, tránh căng thẳng, lo âu, sợ hãi, huyết áp sẽ giảm xuống.
Tìm hiểu về nhịp tim, biết để khỏe
Theo các nghiên cứu thống kê, có đến gần 1/3 bệnh nhân tăng huyết áp có tần số tim trên 80 lần/phút, nhưng hiện nay vai trò của việc kiểm soát nhịp tim thường chưa được quan tâm đúng mức.
Trong khi đó, theo các khuyến cáo của Hội Tim Mạch Châu Âu và Hội tăng huyết áp Châu Âu năm 2018, bạn nên đo và ghi nhận nhịp tim cùng thời điểm với mức huyết áp, vì tần số tim lúc nghỉ sẽ giúp chúng ta dự báo nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch khi đang điều trị bệnh tăng huyết áp.
Chính vì vậy, bên cạnh việc theo dõi và kiểm soát huyết áp, tần số tim cũng đóng vai trò quan trọng và được Hội Tim Mạch Châu Âu đưa ra trị số cụ thể: hãy giữ tần số tim dưới 80 lần/phút, vì sức khoẻ của bạn và người thân.
Theo dõi nhịp tim sẽ giúp bạn tầm soát bệnh tăng huyết áp, phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bạn có thể xem thêm:
-
- Ý nghĩa của các chỉ số huyết áp
-
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách nhận biết bệnh tăng huyết áp
-
- Huyết áp cao là bao nhiêu? Những điều cần lưu ý đối với bệnh nhân tăng huyết áp