Trong quá trình mang thai, chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe tới thuật ngữ nhau bám mặt trước, nhau bám mặt sau. Nhưng vị trí nhau bám mặt trước thường được quan tâm nhiều hơn vì dễ gây ảnh hưởng tới quá trình sinh nở. Vậy nên, để hiểu rõ nhau bám mặt trước là gì? Nhau thai bám mặt trước có nguy hiểm không? Pharmacity sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Nhau thai là gì?
Nhau thai còn được biết đến với nhiều cách gọi khác nhau như “nhau, rau, rau thai, bánh nhau, bánh rau” là một cơ quan phát triển trong tử cung của phụ nữ mang thai. Chúng thường có màu đỏ, hình tròn, bề mặt mịn, có chức năng chính nối thai nhi với thành tử cung của người mẹ thông qua dây rốn.
Nhau bám mặt trước là gì?
Nhau thai bám mặt trước là phần dây rốn (dây nối giữa nhau thai và tử cung của mẹ) gắn vào mặt trước của cơ thể của thai nhi thay vì gắn vào mặt sau như bình thường. Đồng thời, rau thai bám mặt trước sẽ chia thành 3 nhóm cơ bản sau:
- Nhau thai trước nhóm 1 là phần nhau thai này bám ở đáy tử cung.
- Nhau thai trước nhóm 2 là phần nhau thai này bám ở bờ dưới nhau qua nửa dưới thân tử cung.
- Nhau thai trước nhóm 3 là phần nhau thai này bám thấp hoặc nhau tiền đạo. Nhau thai trước nhóm 3 thường bào thai trên 20 tuần mới có thể xác định được.
Đặc điểm nhau thai mặt sau, nhau thai mặt trước
Nhau thai bám mặt trước có nguy hiểm không?
Trên thực tế, tình trạng rau thai bám mặt trước sẽ gây ra một số vấn đề trở ngạinhưng không quá nguy hiểm tới thai kỳ. Chẳng hạn như:
- Nguy cơ sinh mổ: Việc nhau thai bám vào mặt trước thường khả năng sinh mổ sẽ cao hơn sinh thường.
- Chảy máu tử cung: Tình trạng rau thai bám mặt trước cũng có thể gây chảy máu tử cung, nhất là ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc trong quá trình sinh.
- Khó khăn trong việc di chuyển và sinh nở: Nhau thai bám mặt trước có thể làm tăng cơn đau ở phần thắt lưng, chuyển dạ chậm,…
- Khó khăn trong việc cảm nhận cử động: Rau thai bám mặt trước có thể làm cho việc cảm nhận cử động của thai nhi trở nên khó khăn hơn do có một vách ngăn giữa thai nhi và tử cung của mẹ.
- Cản trở việc nghe nhịp tim và xác định giới tính: Tình trạng nhau thai bám mặt trước cũng có thể gây trở ngại đến việc nghe nhịp tim của thai nhi và xác định giới tính khi đi thăm khám.
- Ảnh hưởng khác: Tình trạng rau thai bám mặt trước có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe của mẹ như đái tháo đường, thai nhi phát triển chậm hoặc gây tăng huyết áp.
Nhau thai bám mặt trước thường tỷ lệ sinh mổ cao hơn
Một số lưu ý khi mẹ bầu có nhau bám mặt trước
Mẹ bầu mắc phải tình trạng nhau thai bám mặt trước cần tuân thủ các hướng dẫn sau từ bác sĩ:
- Thực hiện kiểm tra thai kỳ định kỳ theo lịch trình đã được chỉ định.
- Hạn chế hoạt động vận động nặng, tuân thủ các hướng dẫn về việc nghỉ ngơi và hoạt động thể chất.
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể bằng cách lên kế hoạch ăn uống phù hợp và đa dạng.
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm dễ tiêu hóa và hấp thụ.
- Bổ sung dinh dưỡng bằng việc tiêu thụ nhiều hoa quả, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống thêm sắt, axit folic và canxi ở dạng hữu cơ để đảm bảo hấp thụ tối đa.
- Nhau bám mặt trước nên nằm như thế nào? Nếu rau thai bám mặt trước gây ra cảm giác không thoải mái hoặc khó chịu, mẹ bầu có thể nằm nghiêng để giúp giảm bớt áp lực và tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể của mẹ và thai nhi.
Luôn khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ
Tình trạng nhau bám mặt trước hiện nay khá phổ biến, không quá nguy hiểm như nhiều mẹ bầu nghĩ. Quan trọng nhất vẫn là khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, ăn uống bổ sung dưỡng chất đầy đủ, ngủ nghỉ nhiều để có được thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.