Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim đều có triệu chứng chung đó là đau tức ngực và khó thở. Do đó, người bệnh thường nhầm lẫn giữa hai bệnh này với nhau. Để phân biệt suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần dựa vào nhiều yếu tố khác và những triệu chứng riêng biệt.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh viêm phổi mãn tính gây ra bởi sự tắc nghẽn luồng khí từ phổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy (đờm) và thở khò khè. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc hạt vật chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá.
Có 2 nguyên nhân chính gây COPD:
- Hút thuốc lá (phơi nhiễm các chất khác ít gặp hơn).
- Yếu tố di truyền.
Hút thuốc lá và phơi nhiễm các chất đường hít khác
Trong tất cả các phơi nhiễm đường hít, khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính ở hầu hết các quốc gia, mặc dù chỉ có khoảng 15% số người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng COPD, tiền sử hút thuốc 40 bao năm hoặc nhiều hơn là dấu hiệu dự báo đặc biệt. Khói từ việc nấu nướng và sưởi ấm trong nhà là một yếu tố gây bệnh quan trọng ở những quốc gia thường sử dụng lửa trong nhà để nấu ăn hoặc sưởi ấm. Những người hút thuốc và có phản ứng đường thở từ trước (được xác định bằng tăng độ nhạy cảm với methacholine dạng hít), ngay cả khi không có bệnh hen suyễn trên lâm sàng, có nguy cơ COPD cao hơn những người không mắc bệnh.
Trọng lượng cơ thể thấp, rối loạn hô hấp khi còn nhỏ và tiếp xúc khói thuốc lá thụ động, ô nhiễm không khí và bụi nghề nghiệp (ví dụ: bụi khoáng, bụi bông) hoặc hít phải các hóa chất (ví dụ: cadmium) góp phần là nguy cơ gây COPD nhưng có tầm quan trọng ít hơn so với hút thuốc lá.
Yếu tố di truyền
Rối loạn di truyền được xác định gây bệnh được rõ nhất là thiếu alpha-1 antitrypsin, đó là một nguyên nhân quan trọng gây ra khí phế thũng ở những người không hút thuốc và tăng rõ ở người hút thuốc lá.
Trong những năm gần đây, đã có 30 biến thể di truyền được tìm thấy có liên quan đến COPD hoặc suy giảm chức năng phổi ở các quần thể được lựa chọn, nhưng không có kết quả nào được chứng minh là có hậu quả như alpha-1 antitrypsin.
Bệnh suy tim là gì?
Suy tim là bệnh khi tim đã trở nên quá yếu và không đủ sức để co bóp, bơm máu đi nuôi cơ thể. Do đó, máu không được bơm khỏi tim đầy đủ, nên nó sẽ tích tụ trong tim. Lúc này tim sẽ có xu hướng đập nhanh hơn để đẩy phần máu còn sót lại, và mở rộng khoang chứa nhằm chứa được khối lượng máu lớn hơn.
Các triệu chứng khi bị suy tim
Triệu chứng lâm sàng suy tim biểu hiện tùy thuộc vào việc thất trái hay thất phải bị ảnh hưởng trước tiên. Có nhiều mức độ suy tim trên lâm sàng, và chúng thường được phân loại theo hệ thống Hiệp hội tim mạch New York (NYHA) (xem bảng Phân loại suy tim theo NYHA); có thể cần điều chỉnh về mức độ các hoạt động bình thường đối với bệnh nhân cao tuổi hoặc suy nhược. Bởi suy tim có phổ phân độ mức độ nặng khá rộng, một số chuyên gia đề nghị chia NYHA III thành nhóm nhỏ hơn là IIIA và IIIB. Phân loại IIIB thường được dành riêng cho những bệnh nhân mới trải qua giai đoạn đợt cấp mất bù suy tim gần đây. Viện tim mạch Hoa Kỳ/ Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ đã ủng hộ việc thành lập một hệ thống phân giai đoạn suy tim (A, B, C, hoặc D) để làm nổi bật nhu cầu dự phòng suy tim.
- Suy tim thất trái: Khó thở và mệt mỏi do tăng áp lực tĩnh mạch phổi và cung lượng tim thấp. Khó thở thường xuất hiện trong quá trình gắng sức và đỡ khi nghỉ. Suy tim thất trái nặng có thể gây phù phổi hoặc sốc tim.
- Trong suy tim phải: phù chân và mệt mỏi, đôi khi bệnh nhân cảm thấy cảm giác chướng bụng hoặc phù nề vùng cổ. Tình trạng ứ máu tại gan có thể gây khó chịu tại vùng hạ sườn phải. Tình trạng ứ máu tại dạ dày và ruột có thể gây chán ăn, buồn nôn và chướng bụng.
Cách phân biệt suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Giống nhau
Những triệu chứng mà bệnh nhân suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đều gặp phải bao gồm:
- Khó thở và thở khò khè: thường xuất hiện khi người bệnh vận động gắng sức, và có xu hướng phát triển dần, ví dụ khó thở khi leo cầu thang. Khi bệnh ở mức độ nặng có thể khó thở sẽ xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Ho mãn tính: là một trong những triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ho đôi khi có kèm theo nhờn hoặc chỉ ho khan. Bệnh nhân suy tim có xu hướng ho có đờm, cũng có thể có máu, mủ hoặc vi khuẩn.
- Tức ngực: ở bệnh nhân suy tim sẽ cảm thấy tim đập nhanh trong lồng ngực, đập không đều.
Những người mắc bệnh suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có một điểm chung đó chính là đều phải hạn chế vận động. Vì nếu hoạt động gắng sức thì có thể khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở, đánh chống ngực.
Khác nhau
Điểm khác nhau giữa suy tim và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đó chính là nguyên nhân gây bệnh.
- Suy tim: bệnh suy tim có thể được gây ra bởi bệnh động mạch vành, là bệnh tắc nghẽn mạch máu ở tim và gây ra những cơn đau thắt ngực. Đặc biệt người mắc bệnh suy tim sẽ có dấu hiệu của tăng áp cao, các nguyên nhân khác bao gồm: bệnh van tim, các bệnh của cơ tim, màng ngoài tim…
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): nguyên nhân phổi biến ở những người có tiền sử hút thuốc. Một số trường hợp bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) do hít phải khói thuốc hay hóa chất tại nơi làm việc. Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng lên nếu tiểu sử gia đình có người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Kết luận
Tóm lại, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và suy tim đều có chung những triệu chứng như khó thở, tức ngực và ho mãn tính. Tuy nhiên người mắc bệnh suy tim thường có biểu hiện liên quan đến tăng huyết áp và gặp những cơn đau tức vùng ngực bên trái. Đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đa số sẽ có tiền sử hút thuốc lá, sống và làm việc trong điều kiện môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với các loại bụi (nhôm, silic, bụi than, khói) các chất độc hại từ nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông…
Ngoài ra hai bệnh lý trên còn có một số đặc điểm lâm sàng (triệu chứng học), các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cũng có những điểm không giống nhau.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.