Trẻ ho khan có thể là dấu hiệu của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường xuất phát từ vấn đề về hệ hô hấp. Để giải quyết tình trạng này triệt để, bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Trẻ ho khan là gì?
Ho khan là tình trạng ho không có chất nhầy (đờm) đi kèm và có thể ảnh hưởng đến mọi đối tượng, ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh chỉ vài tuần tuổi. Khi nằm, trẻ thường có thể phát ho nặng hơn do chất nhầy dễ bám ở phía sau cổ họng. Đồng thời, chất nhầy cũng có thể xuất hiện trong phân của trẻ.
Đa số các trường hợp ho khan kéo dài thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở độ tuổi từ 2 đến 3. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 5% đến 10% trẻ trong độ tuổi từ 6 đến 10 cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Trẻ ho khan kéo dài là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 2-3 tuổi
Nguyên nhân trẻ ho khan
Những bệnh lý như viêm phế quản, viêm tai, viêm mũi xoang, trào ngược dạ dày và các vấn đề tim mạch thường là nguyên nhân gây ho khan ở trẻ em. Ngoài ra, một số trường hợp khác làm trẻ ho khan kéo dài có thể bao gồm:
- Ho gà
- Có dị vật trong đường thở.
- Ho sau khi bú, sau khi ăn, khi nằm do trào ngược dạ dày – thực quản.
- Ho sau vận động, hoạt động gắng sức do hen.
- Ho về đêm do viêm mũi xoang, hen và các vấn đề hô hấp khác.
- Chỉ ho khi thức, không bao giờ ho lúc ngủ có thể là do tâm lý.
Cách chữa ho khan cho trẻ
Để điều trị tình trạng trẻ ho khan đơn giản tại nhà, bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:.
Cách trị chứng ho khan ở trẻ: Ngậm mật ong
Mật ong có thể là một phương pháp tự nhiên giúp làm dịu cơn ho khan cho trẻ em. Cách thực hiện đơn giản là cho bé ngậm một thìa nhỏ mật ong trong khoảng 30 giây để làm dịu cổ họng và giảm triệu chứng ho.
Tuy nhiên, quan trọng nhất là phải chú ý đến độ tuổi của trẻ khi sử dụng mật ong. Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong vì nguy cơ nhiễm trùng bởi vi khuẩn botulinum có thể tồn tại trong mật ong.
Trị ho khan cho trẻ bằng phương pháp tự nhiên từ mật ong
Bổ sung tỏi vào thực đơn của bé
Một phương pháp đơn giản và hiệu quả để điều trị ho khan cho trẻ em là thêm tỏi vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có khả năng tăng cường hệ miễn dịch chống lại virus gây bệnh, giúp cơ thể bé đối phó với bệnh tật một cách hiệu quả hơn.
Trẻ ho nhiều phải làm sao? Cho trẻ uống đủ nước
Cho trẻ ho khan uống nước ấm hoặc nước thảo mộc như gừng có thể giúp làm dịu cổ họng và giảm ho. Nước giúp duy trì độ ẩm trong cơ thể, làm giảm cảm giác khát và hỗ trợ quá trình làm dịu cổ họng khi bé bị ho khan.
Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ nước cũng giúp hạn chế các vấn đề sức khỏe khác do mất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi và giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, việc cho bé bú sữa là cách tốt nhất để bổ sung nước và đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé.
Thường xuyên cho trẻ uống nước để làm dịu cổ họng
Trẻ ho khan kéo dài cần đảm bảo độ ẩm cho mũi họng của bé
Bé bị ho khan liên tục phải làm sao? Nếu bé thường xuyên bị ho khan, hãy đảm bảo cung cấp đủ độ ẩm cho cổ họng và mũi bằng cách sử dụng phòng tắm hơi hoặc máy xông mũi họng để làm dịu cổ họng của bé và giảm triệu chứng ho tạm thời.
Biện pháp phòng ngừa tình trạng trẻ ho khan kéo dài
Các biện pháp giúp trẻ tránh khỏi tình trạng ho khan kéo dài bao gồm:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân dị ứng hoặc gây kích ứng, như khói bụi, lông chó mèo, khói thuốc và ra vào phòng điều hòa.
- Tăng cường thể lực của trẻ thông qua việc luyện tập thể dục và cung cấp chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Đảm bảo trẻ được tiêm phòng vắc-xin cúm, viêm phổi và các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi để tăng cường hệ miễn dịch.
- Khi ra ngoài, đảm bảo trẻ đeo khẩu trang để bảo vệ khỏi bụi bẩn và vi khuẩn.
- Dạy trẻ thói quen rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế tiếp xúc của trẻ với người bệnh, kể cả khi họ chỉ bị cảm cúm thông thường.
Khi nào cần đưa trẻ ho khan đi khám bác sĩ?
Dưới đây là một số triệu chứng nguy hiểm mà các bậc phụ huynh nên chú ý và đưa trẻ đi khám ngay lập tức:
- Trẻ bỏ bú, bú ít hoặc không uống được sữa.
- Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức.
- Trẻ bị ho kèm sốt cao, co giật.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc thở, bao gồm thở nhanh hơn bình thường, thở co lõm lồng ngực, thở có tiếng rít.
- Bé bị ho ra máu.
- Cơn ho khởi phát đột ngột sau khi trẻ ăn hay chơi (do dị vật đường thở).
- Ho ra đờm đặc, màu xanh – vàng, có mùi hôi khó chịu.
- Cơn ho kéo dài trên 10 – 14 ngày.
- Trẻ bị ho kèm sụt cân, đổ mồ hôi về chiều.
- Thở khò khè (hen suyễn).
Việc nhận biết và chăm sóc trẻ ho khan đúng cách có thể giúp ngăn chặn những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ bị ho kéo dài và có những triệu chứng nghiêm trọng, cách tốt nhất là nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.