Tầm quan trọng của tập luyện thể dục
Tập thể dục là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị và phục hồi của người bệnh ung thư.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tập luyện thể thao không chỉ giúp cơ thể mạnh khỏe mà còn thúc đẩy quá trình chữa lành và bình phục trong cũng như sau giai đoạn mắc bệnh ung thư. Do đó, tập thể dục khi điều trị ung thư là một liệu pháp hiệu quả để đẩy nhanh quá trình hồi phục cho bệnh nhân. Ngay cả khi người bệnh ung thư không thể vận động, một chương trình với các bài tập thể dục cho bệnh nhân ung thư phù hợp với nhu cầu riêng cũng có thể giúp ích.
Các bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân ung thư nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần, với những hoạt động nhịp nhàng như là đi bộ. Cường độ vận động này thậm chí còn có lợi đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị. Nhưng mọi người không ai giống ai và các bài tập thì cần được điều chỉnh để phù hợp với từng cá nhân, trong đó phải cân nhắc đến tình trạng sức khỏe chung, triệu chứng và những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của họ.
Tập thể dục thường xuyên còn đem lại những hiệu quả như sau:
- Cải thiện thể chất
- Cải thiện sự cân bằng, giảm nguy cơ té ngã và gãy xương
- Giữ cho cơ bắp không bị ảnh hưởng do không hoạt động
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
- Giảm nguy cơ loãng xương (xương yếu dễ bị gãy hơn)
- Cải thiện lưu lượng máu đến chân của bạn và giảm nguy cơ đông máu
- Bớt phụ thuộc vào người thân trong các hoạt động thường ngày
- Nâng cao niềm tin vào cuộc sống
- Giảm nguy cơ lo lắng và trầm cảm
- Cải thiện khả năng tương tác xã hội
- Giảm các triệu chứng mệt mỏi
- Giúp kiểm soát cân nặng
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
Gợi ý các bài tập tại nhà hiệu quả.
Người bệnh ung thư tủy cần duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, ngoài ra nên tập luyện thể dục đều đặn, tùy theo khả năng và sức khỏe của từng người. Dưới đây là một số bài tập thể dục cho người ung thư tủy sống:
- Đi bộ với tốc độ đi bộ vừa phải, chậm rãi và phụ thuộc vào thể trạng sức khoẻ của người bệnh. Điều này làm tăng nhịp tim giúp cải thiện chức năng hệ tuần hoàn.
- Đạp xe: để tăng nhịp tim và nhịp thở, cho phép tim liên tục bơm máu và oxy (hoặc máu giàu oxy) đến cơ bắp hoạt động
- Tập thở đều đặn, nhịp nhàng giúp không khí được lưu thông trong phổi tốt hơn, cũng như nâng cao sức bền của cơ thể. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp người bệnh giảm căng thẳng và lo lắng.
- Tập yoga: Liệu pháp yoga là một trong những kỹ thuật thể dục giúp bệnh nhân ung thư tăng cường thể lực tổng thể, sức khỏe tinh thần (giúp thư giãn, giảm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm) và mức năng lượng. Hơn nữa, yoga còn giúp người bệnh ung thư tĩnh tâm để có thể đương đầu với bệnh tật tốt hơn.
- Bài tập giữ thăng bằng: Mất thăng bằng và dễ bị ngã là một tình trạng thường xuất hiện ở người bệnh ung thư. Bởi vậy, các bài tập giúp cải thiện khả năng giữ thăng bằng có thể giúp người bệnh lấy lại chức năng hoạt động của nhiều nhóm cơ khác nhau và tăng cường vận động.Nhờ vậy, người bệnh ung thư nhanh chóng quay lại với các hoạt động hàng ngày, hạn chế chấn thương do ngã.
Những lưu ý cần tránh
Những bệnh nhân sau điều trị ung thư có thể gặp khó khăn trong hoạt động nên cần tập thể dục ít với cường độ nhẹ hơn và tăng cường tập luyện với tốc độ chậm hơn những người bình thường để đảm bảo an toàn.
Vì vậy, khi áp dụng các bài tập thể dục cho bệnh nhân ung thư, bạn nên lưu ý:
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết rõ những bài tập nào có thể thực hiện và những bài tập nào nên hạn chế.
- Nếu đã phẫu thuật, hãy hỏi bác sĩ xem khi nào bạn có thể bắt đầu tập thể dục để đảm bảo an toàn.
- Hãy từ từ tăng thời gian và cường độ tập thể dục sau khi các tác dụng phụ sau điều trị đã giảm bớt.
- Tập luyện tối đa 150 phút hoạt động thể chất vừa phải hoặc 75 phút cường độ mạnh mỗi tuần.
- Tránh xa các bề mặt không bằng phẳng có thể gây té ngã.
- Nếu muốn tập thể dục bên ngoài, hãy tìm một nơi nào đó an toàn và đủ ánh sáng, cũng như nên có người thân đi cùng để đảm bảo an toàn.
- Nếu hệ miễn dịch suy yếu sau điều trị ung thư, hãy tránh xa các phòng tập thể dục công cộng.
- Luôn bắt đầu với các bài tập khởi động trong vòng khoảng từ 2 đến 3 phút, chẳng hạn như nhún vai, nâng cánh tay qua đầu, chạy nâng cao gối tại chỗ…
- Hãy lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi nếu cần.
- Không tập thể dục nếu cảm thấy chóng mặt, đứng không vững hoặc gặp vấn đề về việc giữ thăng bằng.
- Tránh bất kỳ hoạt động nào khiến bạn có nguy cơ té ngã hoặc bị thương.
- Không tập tạ nặng hoặc tập các bài tập gây căng thẳng quá mức cho xương nếu bị loãng xương hoặc ung thư di căn vào xương.
Kết luận
Việc tập thể dục thường xuyên và đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi cho người bệnh ung thư tủy sống. Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga, hay tập thở đều đặn không chỉ giúp cải thiện sức khỏe thể chất mà còn mang lại lợi ích tinh thần, giúp giảm căng thẳng và lo âu. Tuy nhiên, điều quan trọng là bệnh nhân cần lắng nghe cơ thể, tham khảo ý kiến bác sĩ và điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình phục hồi.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.