Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) ngày càng phổ biến, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị, GERD có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét thực quản và ung thư. Điều trị bệnh thường bao gồm sử dụng thuốc, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.
Phương pháp điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Đối với trường hợp bệnh nhân mắc hai triệu chứng bao gồm ợ nóng hoặc trào ngược, kết hợp một số triệu chứng khác như (ho, đau họng, khan tiếng…). Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bạn nên thăm khám với với bác sĩ để được cân nhắc điều trị bằng cách sử dụng thuốc ức chế bơm proton – PPIs như dexlansoprazole, esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole và rabeprazole… có tác dụng ức chế tiết axit vào dạ dày, những thuốc này sẽ được cân nhắc lựa chọn dựa vào tình trạng của bệnh nhân và các yếu tố khác. Cần lưu ý, với thuốc PPI bệnh nhân nên dùng chỉ khi xuất hiện các triệu chứng như ợ nóng, trào ngược và ngưng khi triệu chứng khuyên giảm.
Bên cạnh sử dụng thuốc, để cải thiện trạng bệnh trào ngược bệnh trào ngược dạ dày bạn cần thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt của mình. Về thay đổi ăn uống bạn nên tránh đồ uống có gas, thức ăn nhiều chất béo và các loại trái cây thuộc họ cam quýt như chanh, bưởi, cam…. Bên cạnh đó khi ngủ bạn nên kê cao gối và nên nằm ngủ nghiêng bên trái, phương pháp này đã được chứng minh mức độ bằng chứng cao nhất trong việc cải thiện tình trạng bệnh (theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị GERD HOA KỲ 2022).
Thực đơn dành cho người bị trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)
Đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, việc chọn lựa thực phẩm đúng cách rất quan trọng vì điều này giúp hạn chế các triệu chứng khó chịu. Nếu như khó khăn trong việc chọn lựa thực phẩm phù hợp vào thực đơn cho người trào ngược dạ dày, có thể tham khảo tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ, chuyên gia.
Sau đây là một số thực phẩm tốt cho chế độ dinh dưỡng cho người trào ngược dạ dày
Các loại trái cây ít hoặc không chứa acid: Đu đủ chín, dưa gang, quả bơ, chuối, thanh long là những khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày bằng cách trung hòa acid trong dạ dày.
Rau củ quả: đậu cove, bông cải xanh, măng tây, dưa chuột, khoai tây,rau mồng tơi, rau đay, rau dền đỏ,…
Các loại hạt và dầu từ hạt: Các loại hạt giàu chất béo tốt: hạt chia, óc chó, macca, hạt điều, hạnh nhân,… Các loại dầu hạt: dầu hướng dương, dầu hạt lanh, dầu oliu, dầu mè,…
Thịt trắng: Các loại thịt nạc như ức gà, gà tây, cá, các loại thủy hải sản tươi sống đều ít hàm lượng chất béo giúp dễ tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày hiệu quả. Lưu ý loại bỏ phần mỡ trước khi sử dụng, với thịt da cầm loại bỏ da. Chế biến bằng cách luộc hoặc nướng không cho dầu mỡ.
Bánh mì: tốt cho dạ dày, nhất là những người có dạ dày gặp phải tình trạng tổn thương và trào ngược. Bởi tinh bột trong bánh mì có khả năng thấm hút bớt lượng acid dư thừa do dạ dày tiết ra. Nhờ vậy mà người bệnh sẽ hạn chế được triệu chứng trào ngược dạ dày. Lưu ý sử dụng bánh mì có ít hoặc không có ngũ cốc nguyên chất, bánh quế, bánh cuộn, bánh quy giòn không làm bằng sữa hoặc kem.
Sữa và các sản phẩm từ sữa: dùng sữa không béo, ít béo, bơ sữa ít béo, sữa chua ít béo hoặc không béo, sữa đậu nành.
Đồ uống: trà đã loại cafein, nước uống thảo mộc không chứa bạc hà, nước ép trái cây (trừ trái cây có múi như cam, bưởi, chanh).
Gia vị: muối, đường, rau thơm, gia vị thảo mộc. Tránh sử dụng ớt, giấm, chanh, nước sốt cà chua…
Từ những thực phẩm trên bệnh nhân có thể tham khảo thực đơn mẫu gợi ý sau :
- Bữa sáng:
Sữa chua kèm theo trái cây hoặc một số các loại hạt như macca, óc chó hoặc granola. Có thể thay thế sữa chua bằng yến mạch hoặc cháo cho buổi sáng. Có thể sử dụng bánh mì sandwich kèm theo một ít bơ đậu phộng hoặc ăn kèm chả lụa,…. Có thể kèm theo một quả trứng để bữa sáng thêm năng lượng.
- Bữa trưa:
Nên bổ sung rau như xà lách, cà chua, một số loại rau luộc tốt cho sức khỏe như rau dền, bắp cải,… Có thể chế biến theo cách trộn gỏi salad chung với thịt bò hoặc thịt gà. Buổi trưa khi ăn cơm của người Việt hay kèm theo canh. Có một số loại canh tốt cho sức khỏe như canh rau dền, canh cải, canh mồng tơi, canh cải xoong, canh cà chua,… Gạo lứt không còn xa lạ đối với người Việt mình hiện nay. Gạo lứt có thể thay thế gạo trắng trong quá trình giảm cân, giảm đường, trào ngược dạ dày vì gạo lức rất ít tinh bột. Nếu trưa bạn ít ăn cơm thì có thể sử dụng bánh mì sandwich để thay thế cho cơm, hoặc các loại nui, bánh canh, hủ tíu, cháo,…
- Bữa ăn nhẹ:
Trái cây tươi: dưa hấu, dâu, chuối, táo, đu đủ,…
Rau củ tươi: Cà chua, salad,…
Sữa chua, sữa tươi, bánh ăn nhẹ
Bánh mì sandwich với bơ đậu phộng
- Bữa tối:
Bổ sung cá trong thực đơn, cá hấp, cá nướng, cá kho nhưng hạn chế cá chiên nhiều dầu mỡ. Có thể sử dụng nồi chiên không dầu để chế biến sẽ giảm lượng dầu ngấm vào cá. Sử dụng thịt gà cho buổi tối cũng khá ổn. Gà áp chảo, gà luộc, gà hầm,… kèm với rau củ như bông cải, cà rốt, cà chua,… Các loại mì như mì ý, hủ tíu mì, mì trứng,…. Bổ sung một ít hải sản như tôm, mực,…
Những điều cần kiêng cữ trong ăn uống đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày
Những thực phẩm cần tránh để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày:
Thực phẩm nhiều dầu mỡ: đồ ăn chiên rán, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn có nhiều chất béo chuyển hóa, như các sản phẩm chiên rán, bánh quy, bánh ngọt, kem, một số loại thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây ra áp lực lên dạ dày.
Thực phẩm nhiều gia vị: Thực phẩm nhiều gia vị có thể kích thích dạ dày và gây ra áp lực lên dạ dày. Những món nhiều mắm, muối và ớt cay.
Thực phẩm nhiều axit: Thực phẩm nhiều axit như cam quýt, cà chua, cà phê, rượu vang có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây ra áp lực lên dạ dày.
Thực phẩm có nhiều gas: Thực phẩm có nhiều gas như bông cải xanh, đậu, khoai tây chiên có thể làm tăng áp lực lên dạ dày.
Đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây ra áp lực lên dạ dày.
Đồ uống có caffeine: Đồ uống có caffeine có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây ra áp lực lên dạ dày.
Một số lưu ý trong thói quen ăn uống cần nên tránh
Nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần):
- Người bệnh cần thiết lập cho mình một khẩu phần ăn và thời điểm ăn cụ thể, sau đó nghiêm chỉnh tuân thủ.
- Tránh việc ăn quá nhanh hay quá chậm đều không tốt cho dạ dày
- Nếu ăn quá nhanh, thức ăn chưa kịp nghiền nhỏ sẽ khiến dạ dày phải tăng cường tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch vị và tăng co bóp. Việc nhai chậm, nhai kỹ rất có lợi cho dạ dày vì giảm được việc co bóp để tiêu hóa thức ăn. Việc ăn quá no cũng ảnh hưởng không tốt tới dạ dày vì làm tăng bài tiết dịch vị.
Với những điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống và lối sống, người bị GERD có thể cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe của mình. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi chế độ điều trị hoặc thực đơn hàng ngày.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.