Esomeprazol là một lựa chọn hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề dạ dày, từ giảm triệu chứng đau nhức đến điều trị các tình trạng nghiêm trọng hơn như trào ngược acid và viêm loét. Thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI), Esomeprazol giúp kiểm soát lượng acid dạ dày, mang lại cảm giác thoải mái và hỗ trợ quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày. Bài viết này sẽ tìm hiểu sâu hơn về Esomeprazol, từ cơ chế hoạt động, công dụng đặc biệt, đến cách dùng hiệu quả và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc, nhằm cung cấp một hướng dẫn chi tiết giúp bạn sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Tìm hiểu về thuốc Esomeprazol
Thuốc Esomeprazole thuộc nhóm thuốc nào?
- Hoạt chất: Esomeprazol.
- Esomeprazol thuộc nhóm các hợp chất “ức chế bơm proton” (PPI), hoạt động bằng cách ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày, từ đó làm giảm các triệu chứng khó nuốt, ợ nóng và ho kéo dài.
Các dạng bào chế và hàm lượng thuốc
- Viên nén bao tan trong ruột (dạng muối magnesi) 20 mg; 40 mg
- Viên nang (dạng muối magnesium) 20mg; 40mg chứa các hạt bao tan trong ruột.
- Cốm pha hỗn dịch uống (dạng muối magnesium) gói 10 mg.
- Bột đông khô (dạng muối natri), lọ 40mg, kèm ống dung môi 5ml hoặc 10ml để pha tiêm.
Cơ chế tác dụng
Esomeprazole là thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế chuyên biệt enzym H+/K+ – ATPase tại tế bào thành của dạ dày.
Esomeprazole là đồng phân S của Omeprazol, được proton hóa và biến đổi trong khoang có tính acid của tế bào thành tạo thành chất ức chế có hoạt tính, dạng Sulphenamide không đối quang. Do tác động chuyên biệt trên bơm proton, Esomeprazol ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất acid, qua đó làm giảm độ acid dạ dày. Tác dụng này phụ thuộc vào liều dùng mỗi ngày từ 20 – 40mg và đưa đến ức chế tiết acid dạ dày.
Chỉ định của thuốc esomeprazole
- Loét dạ dày- tá tràng.
- Phòng và điều trị loét dạ dày- tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
- Phòng và điều trị loét do stress.
- Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
- Hội chứng Zollinger- Ellison.
- Xuất huyết do loét dạ dày- tá tràng nặng, sau khi điều trị bằng nội soi (để phòng xuất huyết tái phát).
Các trường hợp chống chỉ định Esomeprazole
Quá mẫn với Esomeprazol hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác, hoặc quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
Hướng dẫn sử dụng thuốc Esomeprazol an toàn và hiệu quả
Cách dùng:
Esomeprazol không ổn định trong môi trường acid, nên phải uống thuốc dưới dạng viên nén, nang hoặc cốm pha hỗn dịch uống chứa các hạt bao tan trong ruột để không bị phá hủy ở dạ dày và tăng sinh khả dụng.
Phải nuốt cả viên thuốc hoặc các hạt, không được nghiền nhỏ hoặc nhai. Tuy nhiên, nếu người bệnh khó nuốt, có thể mở viên nang, đố từ từ các hạt thuốc bên trong nang vào một thìa canh nước đun sôi để nguội hoặc nước táo, nước cam và nuốt ngay lập tức.
Uống thuốc ít nhất một giờ trước bữa ăn. Có thế dùng cùng thuốc kháng acid khi cần thiết để giảm đau
Liều dùng:
Đường uống:
- Điều trị loét dạ dày – tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori: Uống esomeprazol mỗi lần 20 mg, ngày 2 lần trong 7 ngày hoặc mỗi ngày một lần 40 mg trong 10 ngày.
- Điều trị loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc dự phòng loét do stress: Uống mỗi ngày 20 mg trong 4 – 8 tuần.
- Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nặng có viêm trợt thực quản: Uống mỗi ngày một lần 40 mg trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu cần.
- Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu uống 40 mg ngày 2 lần, sau đó điều chỉnh liều khi cần thiết.
Đường tiêm:
- Esomeprazol tiêm (dạng muối natri): Liều tiêm tương tự liều uống, dùng đường tĩnh mạch trong bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và loét do dùng thuốc chống viêm không steroid. Tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất trong 3 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong 10 – 30 phút.
- Phòng ngừa xuất huyết tái phát trong loét dạ dày – tá tràng sau khi được điều trị bằng nội soi: Truyền tĩnh mạch 80 mg esomeprazol trong 30 phút, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 8 mg/giờ trong 72 giờ.
Liều dùng cho trẻ em:
Esomeprazol dùng đường uống cho trẻ em đế điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và viêm thực quản trầy xước.
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Trẻ em 1 – 11 tuổi và trọng lượng > 10 kg: Uống mỗi ngày một lần 10 mg, trong 8 tuần.
- Viêm thực quản trầy xước: liều dùng dựa theo trọng lượng cơ thế và dùng mỗi ngày một lần trong 8 tuần:
- Từ 10 tới 20kg: 10kg > 20kg: 10 hoặc 20 mg
- Trẻ em > 12 tuổi có thế dùng liều như người lớn.
- Độ an toàn và hiệu quả của Esomeprazol dùng đường uống để điều trị ngắn hạn bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ dưới 1 tuổi hoặc dùng trong các trường hợp khác chưa được xác lập.
Độ an toàn và hiệu quả của Esomeprazol dùng đường tĩnh mạch ở trẻ em chưa được xác lập.
Liều dùng cho các đối tượng đặc biệt khác:
- Người suy gan:
- Không cần phải giảm liều ở người suy gan nhẹ và trung bình. Suy gan nặng có thế cân nhắc dùng 20 mg một ngày, cả đường uống hoặc đường tĩnh mạch ở người > 18 tuổi. Riêng khi dùng đế phòng ngừa xuất huyết tái phát trong loét dạ dày – tá tràng sau khi được điều trị bằng nội soi ở người suy gan nặng: Lúc đầu truyền tĩnh mạch 80 mg Esomeprazol trong 30 phút, sau đó có thế truyền tĩnh mạch liên tục 4mg/giờ trong 72 giờ.
- Liều uống tối đa mỗi ngày của Esomeprazol là 20 mg ở người lớn và trẻ em > 12 tuổi và 10 mg ở trẻ 1 – 11 tuổi.
- Người suy thận: Không cần phải giảm liều ở người suy thận nhưng thận trọng ở người suy thận nặng vì kinh nghiệm sử dụng ở những bệnh nhân này còn hạn chế.
- Người cao tuổi: Không cần phải giảm liều ở người cao tuổi.
Thuốc Esomeprazol gây ra những tác dụng phụ nào?
Thường gặp, ADR > 1/100
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100.
- Toàn thân: Mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa, dị cảm. Rối loạn thị giác.
Hiếm gặp, ADR < 1/1 000
- Toàn thân: Sốt, toát mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, rụng tóc, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
- TKTW: Kích động, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác.
- Hô hấp: nhiễm khuẩn hô hấp.
- Huyết học: Giảm toàn thể huyết cầu, tăng bạch cầu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan. Tiêu hóa: Rối loạn vị giác, viêm miệng.
- Chuyển hóa: Hạ magnesi huyết, hạ natri huyết, rối loạn chuyển hóa porphyrin
- Cơ xương: Đau khớp, đau cơ, loãng xương, gãy xương.
- Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
- Nội tiết: Chứng vú to ở nam.
- Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
- Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý như thế nào đối với các trường hợp quá liều, quên liều?
Quá liều:
Chưa có báo cáo về quá liều Esomeprazol ở người. Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho Esomeprazol. Chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Thẩm tách máu không có tác dụng tăng thải trừ thuốc vì thuốc gắn nhiều vào protein.
Quên liều:
Nếu quên uống một liều thuốc, hãy uống sớm nhất khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.