Nghẹt mũi là một trong những triệu chứng mà nhiều chị em gặp phải khi mang thai. Vậy có những cách trị nghẹt mũi cho bà bầu nào an toàn, hiệu quả mà không cần dùng thuốc không? Hãy cùng Pharmacity tìm hiểu ngay sau đây.
Nguyên nhân gây nghẹt mũi ở mẹ bầu
Nghẹt mũi ở phụ nữ mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
- Viêm mũi thai kỳ: Do tình trạng viêm mũi kéo dài, không kèm theo dị ứng hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Viêm mũi thường bắt đầu từ tuần thứ 2 và trở nặng dần đến cuối thai kỳ do tăng hormone estrogen và sự sưng niêm mạc mũi.
- Viêm xoang: Một căn bệnh mạn tính phổ biến ở phụ nữ mang thai, gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu và mất khứu giác.
- Cảm cúm: Phụ nữ mang thai dễ mắc cảm cúm, đặc biệt vào mùa đông, gây nghẹt mũi, ho, sốt và mệt mỏi.
- Dị ứng: Nhiều mẹ bầu bị nghẹt mũi do dị ứng, khi cơ thể phản ứng với các yếu tố như phấn hoa, lông động vật hoặc bụi nhà, gây ra viêm mũi dị ứng và các triệu chứng như ngứa mũi họng và nước mũi.
Có nhiều nguyên nhân gây nghẹt mũi ở bà bầu
Mang thai bị nghẹt mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nghẹt mũi ở phụ nữ mang thai thường không gây ra nguy hại trực tiếp cho thai nhi. Nhưng nếu không được điều trị đúng cách, nghẹt mũi có thể kéo theo các vấn đề như làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây ra cảm giác mệt mỏi và khó chịu.
Chưa kể, nếu nghẹt mũi kéo dài và không được điều trị, nó có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí trong hệ hô hấp của mẹ, gây ra sự căng thẳng và áp lực lên cơ thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự cung cấp oxy và dưỡng chất cho thai nhi thông qua hệ tuần hoàn máu.
Ngoài ra, nếu nghẹt mũi xuất phát từ viêm nhiễm, nó có thể có nguy cơ cao gây lan truyền vi khuẩn hoặc virus đến thai nhi.
Nếu tình trạng nghẹt mũi ở mẹ bầu điều trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến thai nhi
Cách trị nghẹt mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả
- Súc miệng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và giúp làm sạch mũi. Súc miệng thường xuyên với nước muối không chỉ ngăn ngừa vi khuẩn mà còn giúp mũi sạch hơn.
- Nhỏ nước muối: Sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi giúp loại bỏ dịch nhầy và làm thông thoáng đường hô hấp.
- Uống nhiều nước: Uống nước giúp làm lỏng dịch đặc trong mũi và giảm nghẹt mũi. Nước ấm pha với mật ong và chanh có thể hỗ trợ điều trị nghẹt mũi.
- Uống trà gừng: Trà gừng với mật ong giúp làm ấm cơ thể và cải thiện tình trạng nghẹt mũi.
- Bổ sung vitamin C: Vitamin C tăng sức đề kháng và giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus. Mẹ bầu cần bổ sung vitamin C qua thực phẩm như nước cam.
- Xông hơi: Xông hơi giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi và cảm cúm. Đảm bảo đề phòng nhiệt độ nước để tránh gây kích ứng.
- Kê gối cao khi ngủ: Kê gối cao khi ngủ cũng có thể giúp mũi trút chất nhầy và giảm nghẹt mũi khi ngủ.
- Tập thể dục: Thể dục thường xuyên giúp làm dịu cơn nghẹt mũi.
- Sử dụng máy phun sương: Máy phun sương tạo độ ẩm giúp làm giảm cảm giác khó chịu của nghẹt mũi, có thể sử dụng thêm chút tinh dầu sả để tạo sự dễ chịu hơn.
- Tránh đồ cay nóng: Đồ ăn cay có thể làm tăng dịch nhầy trong mũi, gây ra nghẹt mũi. Tránh xa những loại đồ này có thể giúp giảm triệu chứng.
Uống nhiều nước cũng giúp mẹ bầu giảm tình trạng nghẹt mũi
Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi chữa nghẹt mũi
Khi chữa nghẹt mũi trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn cho cả bản thân và thai nhi:
- Trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào, hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo rằng phương pháp đó là an toàn dùng trong thời kỳkì mang thai.
- Hãy tránh sử dụng các loại thuốc chống nghẹt mũi mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Ưu tiên sử dụng các phương pháp tự nhiên và an toàn như súc miệng bằng nước muối, nhỏ nước muối, uống nhiều nước, xông hơi nhẹ nhàng và kê gối cao khi ngủ.
- Hãy tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà hoặc hóa chất dễ gây kích ứng mũi và làm tăng triệu chứng nghẹt mũi.
- Hãy đảm bảo sức khỏe bản thân tốt nhất bằng cách duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối, tập thể dục đều đặc, đặc biệt là đủ đủ giấc.
- Theo dõi cẩn thận các triệu chứng, tác động của bất kỳ phương pháp điều trị nào bạn sử dụng, hãy thông báo cho bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề hoặc biến chứng xảy ra.
Khi bị nghẹt mũi mẹ bầu nên ưu tiên phương pháp điều trị tự nhiên, an toàn
Trên đây là một số gợi ý về cách trị nghẹt mũi cho bà bầu mà không dùng tới thuốc để chị em có thể tham khảo. Tuỳ vào từng tình trạng mà bạn có thể áp dụng những cách khác nhau, nhưng nếu bệnh tình kéo dài thì nên đi khám ngay để được đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.