Bệnh tay chân miệng là một vấn đề phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến nhiều bậc phụ huynh luôn lo lắng. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh này có thể tự khỏi nhanh chóng. Dưới đây là 9+ mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng mà bạn có thể áp dụng tại nhà.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng
Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng chủ yếu là do sự lây lan của các loại virus trong nhóm Enterovirus, trong đó có Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71, với Enterovirus 71 có tiềm năng gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm dễ mắc nhất do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Virus này có thể lây lan nhanh chóng qua nhiều con đường khác nhau:
- Tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch nhầy mũi, dịch bã nhầy, chất mủ từ các vết loét, hoặc phân của người bị bệnh hoặc mang virus trong cơ thể.
- Virus cũng có thể tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi, đồ dùng, bàn ghế và nếu tiếp xúc với các bề mặt này sau đó không rửa tay sạch, có thể dẫn đến nhiễm virus.
- Có trường hợp virus lây lan qua hạt bắn từ miệng hoặc mũi khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện phổ biến vào mùa xuân và mùa hè, khi điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của virus.
Dấu hiệu tay chân miệng mà phụ huynh cần lưu
Trong giai đoạn ủ bệnh, thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, các triệu chứng thường chưa xuất hiện rõ ràng và trẻ gần như không có dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, khi bệnh bắt đầu phát triển, bố mẹ cần chú ý đến các triệu chứng sau:
- Trẻ bắt đầu có các triệu chứng như sốt nhẹ hoặc cao, kéo dài từ 2 – 3 ngày, cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ, đau họng, biếng ăn, quấy khóc và tiêu chảy.
- Xuất hiện các vết loét có màu đỏ, có đường kính từ 2-3mm ở niêm mạc miệng, lưỡi và lợi, gây ra tình trạng tăng tiết nước bọt, đau miệng, đặc biệt khi trẻ cố nuốt thức ăn.
- Xuất hiện các nốt mụn nước có kích thước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục và thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông. Chúng có thể lồi lên trên da hoặc ẩn dưới da, không gây đau.
9+ mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng tại nhà
Để điều trị tình trạng tay chân miệng một cách đơn giản và hiệu quả, mẹ có thể áp dụng mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng sau đây.
Súc miệng với nước muối
Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, khuyến khích súc miệng của bé bằng nước muối ấm từ 3 đến 4 lần một ngày có thể giúp giảm đau do mụn nước và loét miệng. Bạn có thể sử dụng muối ăn thông thường hoặc muối hồng Himalaya để làm dung dịch này.
Cách điều trị bệnh tay chân miệng bằng tinh dầu chanh
Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm của chanh, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu chanh vào sữa tắm để giúp bé chống lại virus, bảo vệ và chăm sóc làn da của bé. Bên cạnh đó, bạn có thể pha loãng tinh dầu chanh với nước ấm hay việc trộn tinh dầu chanh với dầu ô liu hoặc dầu dừa và sau đó dùng bông tăm thoa bôi lên vết ban đỏ cũng sẽ hỗ trợ làm dịu và đẩy nhanh quá trình hồi phục của da.
Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng: Lá trà xanh
Lá trà xanh chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn, giúp nhanh chóng lành vết thương. Để sử dụng, bạn có thể lấy khoảng 100g lá trà xanh tươi, rửa sạch và đun sôi trong 1 – 2 lít nước.
Sau đó, để nước nguội và sử dụng dung dịch này để tắm cho trẻ. Việc tắm với lá trà xanh giúp làm giảm sưng tấy cho da và hỗ trợ trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh chân tay miệng.
Mẹo hay chữa bệnh tay chân miệng: Dùng tỏi
Tỏi được xem là một trong các mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng hiệu quả vì nó chứa các đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, nhờ vào hàm lượng hợp chất lưu huỳnh cao.
Bạn có thể cho tỏi vào thức ăn của bé hoặc cho bé uống dưới dạng viên nang đã được bào chế. Một cách khác để tận dụng tỏi là pha trà thảo dược bằng cách đun sôi 3 tép tỏi trong nước và sau đó cho trẻ uống sau khi để nguội.
Sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh tay chân miệng
Dầu dừa có đặc tính kháng virus và thường được sử dụng như một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng. Bạn có thể thoa dầu dừa lên các vùng da mà bé bị nổi mẩn hoặc mụn nước và thường sau một thời gian ngắn, chúng sẽ tự biến mất.
Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng: Nha đam
Nha đam hay còn được gọi là lô hội chứa nhiều hợp chất có lợi cho làn da, bao gồm các đặc tính kháng khuẩn và khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Khi bé bị bệnh chân tay miệng, việc sử dụng gel nha đam để bôi lên các vết mẩn đỏ, mụn nước sẽ giúp làm dịu và giảm đau.
Bên cạnh đó, uống nước ép nha đam cũng có thể thúc đẩy quá trình phục hồi của bệnh. Sự kết hợp giữa việc bôi và uống nha đam có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng.
Cách chữa bệnh tay chân miệng bằng giấm táo
Giấm táo chứa nhiều vitamin B và C, có khả năng tăng cường số lượng bạch cầu để chống lại virus trong cơ thể, giúp hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà. Nếu bé đang gặp đau họng, hãy trộn 2 muỗng cà phê giấm táo vào nước ấm, sau đó khuyến khích bé súc miệng với dung dịch này.
Ngoài ra giấm táo giúp cân bằng pH da, giảm ngứa và sưng. Bạn có thể pha loãng giấm táo với nước và dùng bông tăm thoa lên các nốt mụn nước.
Uống nước dừa
Loại nước này chứa một loạt các vitamin, khoáng chất, chất điện giải và chất chống oxy hóa. Đặc biệt, trong nước dừa còn chứa axit lauric, một loại axit có khả năng chống lại virus.
Ngoài ra, nếu bé gặp đau do các vết lở miệng, mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng là làm đông lạnh nước dừa và cho bé ngậm để giúp giảm đau và làm dịu vùng miệng tổn thương.
Mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng: Dùng cây cúc dại
Cây cúc dại (Echinacea), một loại thảo mộc thuộc họ cúc, được coi là một phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ. Cây cúc dại có tính kháng viêm và giảm đau, có thể dùng để làm trà uống hoặc rửa các vết loét ngoài da. Ngoài ra, loại thảo dược này cũng có khả năng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch và giảm các triệu chứng của sốt, cảm lạnh hoặc các loại nhiễm trùng khác.
Khi nào cần đưa trẻ bị chân tay miệng đi khám
Mặc dù bệnh tay chân miệng có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu trẻ bị tay chân miệng có một trong những dấu hiệu cảnh báo sau, phụ huynh cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay để điều trị kịp thời.
- Sốt cao không hạ dù đã sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều.
- Quấy khóc liên tục.
- Thở nhanh, thở gấp hoặc thở bất thường.
- Khó ngủ hoặc ngủ li bì.
- Ngồi không vững hoặc đi đứng loạng choạng.
- Co giật ở tay hoặc chân.
- Đổ nhiều mồ hôi.
- Nôn ói nhiều.
- Bỏ ăn hoặc bỏ bú.
- Da nổi bông, vân tím hoặc xanh tái.
Đây là những dấu hiệu nguy hiểm có thể cho thấy trẻ đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và cần phải được xem xét và điều trị ngay lập tức bởi các chuyên gia y tế.
Biện pháp ngăn ngừa tình trạng chân tay miệng ở trẻ
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng, bạn có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay cho bé, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi bé đi vệ sinh.
- Vệ sinh thường xuyên các dụng cụ, đồ chơi mà trẻ tiếp xúc, dọn dẹp nhà cửa, sàn nhà sạch sẽ.
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng và phòng chống vi khuẩn gây bệnh.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh tay chân miệng.
- Không để trẻ dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
- Khi nấu ăn, đảm bảo vệ sinh và các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Hạn chế cho trẻ đến những khu vực đông người khi có dịch bệnh.
- Khuyến khích trẻ tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường miễn dịch.
Lưu ý cần biết khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng bằng mẹo dân gian
Ngoài các mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng tại nhà đã được đề cập ở trên, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý tránh mắc phải những sai lầm thường gặp sau đây:
- Kiêng gió, kiêng nước: Quan niệm kiêng gió, kiêng nước cho trẻ bị tay chân miệng là hoàn toàn không đúng. Trong thực tế, khi mắc bệnh, trẻ thường sốt và đổ nhiều mồ hôi, các dịch tiết từ các vết loét khi chúng vỡ ra tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng.
- Mặc quần áo thoáng mát: Khi trẻ bị sốt kèm theo triệu chứng lạnh và run, mẹ không nên giữ ấm bé quá mức mà thay vào đó chỉ nên mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi và có khả năng thấm hút tốt cho trẻ.
- Không ép trẻ ăn khi trẻ cảm thấy khó chịu: Các vết loét trong miệng có thể gây đau khi trẻ nuốt. Do đó, phụ huynh cần lưu ý không ép buộc trẻ ăn, vì điều này có thể làm trẻ sợ hãi, làm tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi áp dụng các mẹo dân gian, phụ huynh cần lưu ý không tự ý dùng thuốc hoặc các chất không rõ nguồn gốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy cần thiết và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ liên tục.
Thông qua bài viết trên đã chia sẻ cho bạn các mẹo dân gian chữa bệnh chân tay miệng đơn giản mà bạn mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tay chân miệng cho trẻ. Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng bằng các mẹo dân gian là phương pháp hỗ trợ hiệu quả nếu biết áp dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc kết hợp với các phương pháp y học hiện đại và theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị. Hãy luôn ưu tiên sức khỏe của con bạn và tìm đến sự hỗ trợ y tế khi cần thiết.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.