Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi là một tình trạng thường gặp, làm bé cảm thấy khó chịu và gây ra lo lắng cho nhiều ba mẹ. Để giải quyết tình trạng này một cách triệt để, hãy cùng Pharmacity tìm hiểu những biện pháp xử lý hiệu quả thông qua bài viết sau.
Tại sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi?
Nhiều ba mẹ thắc mắc về lý do tại sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi? Thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bao gồm:
- Cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
- Viêm mũi dị ứng.
- Ảnh hưởng từ thời tiết khô hanh.
- Tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc hoặc nước hoa.
- Các vấn đề liên quan đến đường hô hấp như viêm xoang, phì đại adenoid, v.v.
- Dị vật trong mũi của bé.
- Các bất thường về cấu trúc mũi.
- Trẻ nằm trong điều hòa suốt thời gian dài.
Một số nguyên nhân phổ biến làm trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi có sao không?
Tình trạng nghẹt mũi mà không có dấu hiệu nước mũi chảy là một vấn đề phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân chính là do sức đề kháng của các bé còn non yếu, dễ bị các bệnh cảm lạnh, cúm hay nhiễm trùng đường hô hấp. Vì vậy, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp như vậy thường mau khỏi.
Tuy nhiên, nếu bé gặp phải các triệu chứng như thở khò khè, ho có đờm kéo dài hoặc tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi tái đi tái lại nhiều lần, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cách xử lý trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi
Dưới đây là một số cách cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi mà ba mẹ nên áp dụng.
Tăng cường bổ sung chất lỏng
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, việc tăng cường cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức thường xuyên là cách tốt nhất để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của bé.
Còn đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, việc bổ sung nước không chỉ giúp cải thiện sự thông thoáng mũi mà còn giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, giảm cảm giác nghẹt mũi và làm cho bé thoải mái hơn. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, việc đảm bảo bé uống đủ nước là rất quan trọng.
Cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng cường đề kháng
Chườm ấm
Chườm ấm là một biện pháp an toàn và dễ thực hiện mà có thể giúp bé cảm thấy thoải mái khi bị nghẹt mũi. Bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn ẩm và ấm để lau toàn thân cho trẻ.
Bằng cách này, máu bên trong mũi sẽ lưu thông dễ dàng hơn, giúp giảm sưng niêm mạc mũi và cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Tuy nhiên, hãy luôn chắc chắn kiểm tra nhiệt độ của nước để đảm bảo an toàn cho bé trước khi áp dụng phương pháp này.
Vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ sơ sinh
Để giúp bé sơ sinh dễ thở hơn khi bị nghẹt mũi, việc rửa sạch mũi bằng nước muối là một phương pháp hiệu quả. Nước muối giúp loại bỏ chất nhầy, diệt khuẩn trong khoang mũi, làm cho đường thở của bé thông thoáng hơn.
Khi thực hiện vệ sinh mũi cho bé, phụ huynh cần nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng mũi nhạy cảm của bé. Bạn cũng có thể dùng các loại xịt mũi có đầu phun sương mỏng, không gây khó chịu hoặc làm cho bé sợ hãi khi sử dụng.
Vệ sinh sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên
Massage mũi cho bé
Massage nhẹ nhàng hai bên cánh mũi là một phương pháp hiệu quả giúp làm loãng chất nhầy, từ đó cải thiện tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh mà không có dấu hiệu nước mũi chảy. Bằng cách này, bạn có thể giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và giảm đi cảm giác khó chịu do khi bị viêm xoang.
Tắm nước ấm kết hợp với tinh dầu
Việc tắm nước ấm là một phương pháp hiệu quả giúp máu huyết trong mũi lưu thông dễ dàng hơn, giảm tình trạng tắc nghẽn và sưng viêm bên trong mũi.
Khi tắm cho trẻ, ba mẹ có thể pha thêm vài giọt tinh dầu tỏi, tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp vào nước tắm của bé. Hơi ấm từ nước kết hợp với tinh dầu sẽ đi vào khoang mũi của bé, giúp mạch máu mũi giãn nở và bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Xông mũi
Xông mũi vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể giúp bé có một giấc ngủ ngon hơn và giảm đi cảm giác nghẹt mũi khi đi ngủ. Bạn có thể thực hiện cách xông mũi bằng cách đun sôi nước và đặt vào một tô nước để bé hít hơi, hoặc có thể sử dụng máy xông mũi.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp xông mũi không nên áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Đồng thời, bạn cũng cần tuân thủ các biện pháp an toàn, tránh xông mũi quá lâu và đảm bảo rằng bé không bị phỏng.
Để phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, có một số biện pháp sau đây mà bạn có thể thực hiện:
- Giữ ấm cho trẻ: Tránh để bé tiếp xúc với thời tiết lạnh bằng cách luôn mang bao tay cho bé, đặc biệt là khi ra ngoài và khi chuẩn bị đi ngủ.
- Vệ sinh sạch sẽ: Đảm đảm rằng nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của trẻ luôn được vệ sinh sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn và các tác nhân gây kích ứng tiếp xúc với mũi bé.
- Vệ sinh điều hòa: Thường xuyên vệ sinh và bảo trì điều hòa để không khí trong nhà luôn thông thoáng và không bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, cần bổ sung độ ẩm cho không khí khi dùng máy lạnh để tránh làm khô mạch mũi của bé.
- Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng: Tránh để bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, mùi hóa chất hoặc mùi nước hoa có thể kích ứng mũi bé.
- Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi: Không để bé tiếp xúc quá gần với các vật nuôi, tránh lông vật nuôi bay vào mũi bé gây kích ứng.
- Tăng cường dinh dưỡng: Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bé, bao gồm việc cho bé uống đủ sữa và đối với các bé ăn dặm, mẹ nên bổ sung đa dạng các nhóm thực phẩm..
- Vệ sinh mũi hàng ngày: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc Natriclorua 0.9% để vệ sinh mũi bé hàng ngày, giúp loại bỏ vi khuẩn và chất nhầy trong mũi.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bố mẹ áp dụng thành công các cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng khác, cách tốt nhất là đưa bé đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.