Nhân trần là một vị thuốc được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc với tác dụng thanh nhiệt, điều trị vàng da, có tác dụng lợi mật. Nhân trần được rất nhiều người sử dụng như một loại nước uống giải khát hàng ngày. Tuy nhiên, thực tế thì nhân trần tính mát nên có nhiều trường hợp cần lưu ý khi sử dụng.
Đặc điểm cây nhân trần
Cây nhân trần là cây gì?
Nhân trần còn có tên gọi khác là chè nội, chè cát, hoắc hương núi, mao xạ hương, nhân trần có tên khoa học Adenosma caeruleum R. Br. thuộc họ hoa mõm chó Scrophulariaceae.
Đặc điểm cây nhân trần: Thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, thường có thể cao 0,5-1m, thân tròn có lông. Lá cây mọc đối xứng, có hình trái xoan nhọn, mép lá có hình răng cưa, hai mặt đều có lông và gân lá, khi vò lá có mùi thơm đặc trưng. Cụm hoa mọc thành chùm dạng bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, có màu tím, đài hoa có 5 răng xếp thành hình chuông. Quả hình trứng, chứa các hạt nhỏ màu vàng. Sử dụng được toàn bộ cây.
Nhân trần phân bố chủ yếu ở các nước khí hậu nhiệt đới, ở nước ta cây mọc tại nhiều nơi như đồi núi, các tỉnh phía bắc.
Thành phần hoá học
Nhân trần là loại dược liệu chứa tinh dầu với các thành phần chủ yếu như capilen, pinen, ceton. Ngoài ra, nhân trần còn có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa có nhiều giá trị y học cho ngành dược liệu như flavonoid, coumarin, saponin, polyphenol,…
Bộ phận sử dụng làm thảo dược
Có thể sử dụng được tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc.
Nhân trần có tác dụng gì và các bài thuốc liên quan
Tác dụng của nhân trần
- Theo y học hiện đại:
Việc sử dụng nhân trần có thể mang lại nhiều lợi ích:
Hỗ trợ trong trị bệnh viêm gan cấp:
Viêm gan cấp gây ra bởi virus làm ảnh hưởng đến chức năng gan và xuất hiện các triệu chứng: chán ăn, vàng da, đầy bụng, khó tiêu,… Dùng nhân trần trong đợt viêm gan virus cấp có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.
Hỗ trợ trị viêm túi mật:
Việc sử dụng nhân trần sẽ giúp tăng tiết mật ở người bị viêm túi mật. Trong nước sắc từ dược liệu nhân trần có dimethoxycoumarin với công dụng lợi mật và giảm trương lực cơ vòng Oddi, nhờ đó mà khi vào cơ thể sẽ làm tăng khả năng bài tiết cho mật và tránh được tắc mật.
Ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn:
Nước sắc nhân trần có thể ức chế sự phát triển của trực khuẩn bạch hầu, vi khuẩn lao, thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, virus cúm,…
Tác dụng khác:
Hạ lipid máu, hạ huyết áp; chữa trị mẩn ngứa, mụn nhọt trên da, nấm da, loét miệng do nhiệt,…
- Theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền quan niệm nhân trần là dược liệu có tính hơi hàn, vị đắng, can đởm, quy kinh tỳ. Vì vậy, nhân trần có tác dụng lợi thấp, thanh nhiệt, chỉ thống, thoái hoàng, lợi tiểu, thoát mồ hôi.
Chính vì những công dụng đó mà dược liệu nhân trần được Đông y dùng để chữa tiểu tiện không thông, sốt nóng, vàng da, cải thiện sức khỏe sau sinh,...
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng nhân trần:
- Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp
Dùng bài nhân trần cao thang: Nhân trần 18 – 24g, Chi tử 12g, Đại hoàng 6 – 8g sắc uống. Hay dùng Nhân trần từ 30 – 45g sắc uống ngày 3 lần.
- Điều trị viêm túi mật
Dùng các vị Nhân trần 40g, bồ công anh 40g, uất kim 40g, nghệ vàng 16g. Sắc lấy nước uống.
- Viêm gan giai đoạn di chứng
Trong giai đoạn này nên như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu… có thể dùng bài thuốc điều trị.
Bài thuốc: Mạch nha 500g, nhân trần 500g, trần bì 250g. Tất cả sấy khô tán bột, mỗi ngày dùng 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau khoảng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng trong khoảng 1 đến 2 tháng.
- Hạn chế viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật
Những người có nguy cơ cao viêm gan cấp hay có virus trong tế bào gan có thể sử dụng bài thuốc gồm: Râu ngô 300g, nhân trần 150g, bồ công anh 150g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày dùng khoảng 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Không nên dùng kéo dài quá 1 tháng.
- Hạ Lipid máu
Nhân trần sắc thay trà uống khoảng 30-40g mỗi ngày trong 1 tháng. Thường có thể kiểm soát được lượng mỡ máu.
- Chữa chóng mặt, say nắng, nhức đầu
Khi mới đi nắng về bị chóng mặt, buồn nôn, loạng choạng thì có thể dùng những vị thuốc có sẵn để điều trị. Nhân trần, hành trắng mỗi vị lượng bằng nhau khoảng 1 nắm tay. Tất cả đem sắc lấy nước uống.
Cần lưu ý điều gì khi sử dụng nhân trần làm thảo dược điều trị bệnh
Vị thuốc nhân trần được ứng dụng trong điều trị bệnh gan mật rất hiệu quả, tuy nhiên chúng ta cũng tránh việc sử dụng một cách bừa bãi làm ảnh hưởng tới chức năng của cơ thể.
Nhân trần kiêng kỵ với những hoạt chất nào?
Không nên kết hợp nhân trần với cam thảo. Nhân trần là dược liệu có tính chất đào thải nước trong khi cam thảo lại có tính chất giữ nước. Do đó, khi sử dụng chung với nhau chúng có thể gây tương kỵ, không những làm giảm trị liệu hiệu quả mong muốn mà còn tăng tác dụng phụ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú có nên sử dụng nhân trần không?
Phụ nữ mang thai: không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không được tự ý dùng nhân trần vì có thể gây ít sữa hoặc mất sữa hoàn toàn sau sinh. Đặc biệt, nếu khi mang thai mẹ sử dụng nhân trần nhiều khiến thai suy dinh dưỡng, nghiêm trọng hơn có thể chết lưu.
Người già và trẻ nhỏ: cần thận trọng vì đây là hai đối tượng có chức năng tiêu hóa không ổn định và khả năng hấp thu kém, nếu uống nước
Không nên uống hằng ngày
Người bình thường, khoẻ mạnh, không có các bệnh lý hay không được sự hướng dẫn của bác sĩ thì không nên dùng nhân trần hằng ngày vì có thể làm tăng nguy cơ tổn thương ở gan, mật do cơ quan này phải tăng bài tiết, dẫn đến dễ tổn thương, mất cân bằng trong cơ thể.
Cách bảo quản nhân trần
Tránh nơi ẩm ướt
Trên đây là một vài chia sẻ về những thông tin hữu ích về công dụng và những lưu ý khi sử dụng nhân trần. Tuy nhân trần có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất nhé.