Ung thư dương vật tuy không phổ biến nhưng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ nam giới nào, thường gặp ở độ tuổi từ 60 trở lên. Bệnh lý này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ung thư dương vật là gì?
Ung thư dương vật thường là ung thư phát triển từ lớp biểu mô của niêm mạc quy đầu, bao quy đầu. Các ung thư xuất phát từ tế bào liên kết của dương vật rất ít gặp.
Ung thư dương vật là bệnh hay gặp ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ; ít gặp ở châu Âu. Tại Việt Nam, bệnh tương đối phổ biến (tỷ lệ mắc ung thư dương vật ở Hà Nội là 2.1/100.000 dân; ở thành phố Hồ Chí Minh bệnh chiếm 3.4% tổng số các ung thư).
Ung thư dương vật hiếm khi xảy ra nhưng nếu phát hiện bệnh sớm, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị.
Ung thư dương vật chia thành các loại:
Ung thư biểu mô tế bào vảy
Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 95% các trường hợp ung thư dương vật. Bệnh thường xuất hiện ở lớp da ngoài cùng nên gọi là ung thư biểu mô. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn tiến ở các bộ phận khác của dương vật.
Ung thư biểu mô tế bào đáy
Ngược lại với ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư biểu mô tế bào đáy xuất hiện ở lớp cuối cùng của biểu mô. Đặc tính của dạng ung thư này là phát triển chậm và không có khả năng lan sang các vùng khác của cơ thể.
Ung thư tế bào hắc tố
Là dạng ung thư bắt đầu hình thành từ các tế bào tạo nên màu sắc da, còn gọi là tế bào hắc tố.
Sarcoma
Sarcoma (bựa sinh dục) là từ dùng để chỉ các loại bệnh ung thư bắt đầu từ xương và các mô mềm. Đối với ung thư dương vật, các dấu hiệu hình thành từ trong các mô như mạch máu, cơ và mỡ.
Các biện pháp phòng ngừa
Theo lời khuyên của bác sĩ Nam khoa, nam giới nên tuân theo những biện pháp phòng ngừa sau:
- Nam giới từ độ tuổi 60 nên thường xuyên tự kiểm tra những thay đổi trên vùng kín (nhất là da).
- Thăm khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế có chuyên khoa nam học, ung bướu để tầm soát ung thư dương vật khi có các yếu tố nguy cơ,… nhằm phát hiện sớm dấu ấn ung thư và can thiệp kịp thời.
- Duy trì đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su để tránh nhiễm HPV, HIV hay các loại vi khuẩn, virus khác gây viêm bao quy đầu.
- Không hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Ăn uống khoa học.
- Tránh căng thẳng stress và tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Ngoài ra, cắt bao quy đầu ngay từ khi mới chào đời đã được chứng minh và công nhận là một biện pháp có thể giúp phòng ngừa ung thư dương vật hiệu quả cho nam giới.
Tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Ung thư dương vật là một căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nam giới. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dương vật có thể lên đến 90%. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa ung thư dương vật.
Đối tượng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa ung thư dương vật:
- Tất cả nam giới: Nên bắt đầu kiểm tra sức khỏe định kỳ từ độ tuổi 20 trở lên đặc biệt là nam giới có nguy cơ cao:
- Nam giới có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dương vật.
- Nam giới bị nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus).
- Nam giới hút thuốc lá.
- Nam giới quan hệ tình dục không an toàn.
- Nam giới có nhiều bạn tình.
- Nam giới bị hẹp bao quy đầu.
- Nam giới có hệ miễn dịch yếu.
Nội dung kiểm tra sức khỏe định kỳ để phòng ngừa ung thư dương vật:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp dương vật để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường như thay đổi màu da,sưng, nổi hạch,…
- Xét nghiệm:
- Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này giúp phát hiện virus HPV, một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dương vật.
- Xét nghiệm tế bào học: Xét nghiệm này giúp lấy mẫu tế bào từ dương vật để kiểm tra dưới kính hiển vi,nhằm phát hiện các tế bào ung thư.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp phát hiện các dấu hiệu ung thư dương vật như tăng PSA (Prostate-Specific Antigen).
- Chụp ảnh:
- Siêu âm dương vật.
- Chụp X-quang ngực.
- Chụp CT hoặc MRI nếu cần thiết.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư dương vật. Nói chuyện với bác sĩ của bạn để xác định tần suất bạn nên đi khám và những gì bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.