Mụn cóc là một bệnh da liễu thường gặp do các loại virus gây ra. Tùy theo vị trí mắc phải mụn cóc mà tác nhân gây bệnh sẽ khác nhau. Dạng mụn này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây khó chịu vì quá trình điều trị rất tốn thời gian và có nguy cơ tái phát cao.
Mụn cóc lây truyền qua đường tiếp xúc, nếu là mụn cóc sinh dục (còn gọi là bệnh mào gà) sẽ lây qua đường quan hệ tình dục. Mụn cóc là chứng bệnh phổ biến, đặc biệt là ở những người từ 10 đến 20 tuổi. Đa số các chứng mụn (khoảng 65%) đều tự biến mất trong vòng 2 năm mà không cần điều trị. Tuy nhiên có trường hợp, mụn cóc thường tái phát, thậm chí phải tiểu phẫu cắt bỏ nếu như không điều trị đúng cách và dứt điểm.
Mụn cóc có thể được truyền từ người này sang người khác. Việc cào và nặn mụn có thể làm lây lan mụn cóc. Da ẩm do ngâm nước hay có vết trầy xước, vết cắt thường trở nên dễ bị nhiễm trùng và hình thành mụn cóc. Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm mụn cóc, bao gồm:
– Đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên
– Những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị bệnh HIV/AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng
– Đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như là phòng tắm và phòng thay đồ công cộng hoặc các khu vực hồ bơi
– Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu và các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc
– Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì của da
– Việc mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân
Việc điều trị mụn cóc thường thành công nhưng không phải lúc nào cũng loại bỏ hẳn được mụn cóc. Chính việc điều trị có thể gây ra các biến chứng như đau nhức, nhiễm trùng hoặc để lại sẹo. Loại mụn cóc không gây đau có thể không cần phải điều trị. Cần tránh việc làm lây lan virus, ví dụ như bảo đảm rằng mụn cóc được che phủ khi bạn sinh hoạt ở nơi công cộng.
Điều trị còn phụ thuộc vào vị trí có mụn cóc. Dạng mụn cóc thông thường ở cánh tay, bàn tay và cẳng chân có thể được điều trị bằng dung dịch acid salicylic. Thoa dung dịch lên mụn cóc vào mỗi buổi tối và mỗi sáng cho đến khi phần da chết được lột bỏ.
Mụn cóc ở chân có thể được chữa trị bằng cách chấm acid salicylic có nồng độ cao. Thuốc Remowart có chứa hoạt chất acid salicylic đã được chứng minh lâm sàng giúp điều trị mụn cóc hiệu quả. Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể thực hiện để giúp hạn chế tái phát và nặng thêm tình trạng mụn cóc:
– Không cắn móng tay. Mụn cóc thường xuất hiện khi da bị tổn thương. Việc cắn vùng da quanh móng tay có thể tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào da.
– Chăm sóc da cẩn thận. Để tránh lây lan virus, không chải, cắt hoặc cạo ở những khu vực có mụn cóc. Nếu bạn phải cạo râu, nên dùng dao cạo râu điện.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân. Virus có thể lây truyền từ vật dụng cá nhân của người bị mụn cóc.
– Không nặn mụn cóc. Việc nặn mụn cóc có thể làm lây lan virus. Nên che mụn cóc bằng băng gạc.
– Tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc, kể cả mụn cóc của chính bạn.
– Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc hoặc các vật dụng dùng chung.
– Tránh đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ấm, ẩm ướt vì virus mụn cóc thường tồn tại ở những nơi này. Nên mang giày tắm khi sinh hoạt ở phòng tắm, phòng thay đồ hoặc hồ bơi công cộng.
– Giữ chân khô. Nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều, nên mang vớ hút ẩm.
– Tránh làm tổn thương lòng bàn chân. Mụn cóc thường phát triển dễ dàng hơn khi da bị tổn thương.
Nguồn: Remowart.com