Thiếu máu não cục bộ thoáng qua là tình trạng não bộ tạm thời thiếu oxy và chất dinh dưỡng do lưu lượng máu não giảm đột ngột. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, thậm chí ngất xỉu. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất qua chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng thiếu máu não và nâng cao sức khỏe não bộ.
Các nguyên nhân và yếu tố gây ra cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Nguyên nhân hình thành
Thiếu máu não thoáng qua có cùng nguồn gốc với bệnh đột quỵ thiếu máu não cục bộ. Sự gián đoạn tạm thời của dòng máu chảy lên não do có cục máu đông hoặc động mạch não bị chít hẹp là nguyên nhân dẫn đến cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Cụ thể, các mảng xơ vữa (chất béo) bị tích tụ gây hẹp động mạch não hoặc cục máu đông hình thành ở động mạch não hay tại bất kỳ vị trí nào trong cơ thể (thường gặp nhất ở tim) nhưng có xu hướng di chuyển đến các động mạch, sẽ làm giảm lưu lượng máu chảy lên não gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua.
Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ dẫn đến cơn thiếu máu não thoáng qua
Các yếu tố rủi ro không thể thay đổi
- Tiền sử mắc bệnh trong gia đình: Nếu trong gia đình có người từng bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ thì các thành viên còn lại trong gia đình có thể có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn người bình thường.
- Tuổi tác: Sau 50 tuổi nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua sẽ gia tăng, theo đó các bệnh nền với nguy cơ gây đột quỵ cũng sẽ chuyển biến nhanh chóng như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh lý về tim mạch,…
- Tiền sử bị thiếu máu não thoáng qua trước đó: Một người đã từng trải qua cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua sẽ có nguy cơ tái phát bệnh cao. Đồng thời, đối tượng này sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Bệnh hồng cầu hình liềm: Các tế bào máu hình lưỡi liềm mang ít oxy hơn và cũng có xu hướng mắc kẹt trong thành động mạch, cản trở lưu lượng máu đến não, gây ra tình trạng thiếu máu não thoáng qua.
Các yếu tố rủi ro có thể kiểm soát
- Tăng huyết áp: Người có huyết áp cao hơn 140/90 (mm Hg) sẽ có nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, người bệnh có thể kiểm soát yếu tố rủi ro này bằng cách sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ.
- Cholesterol trong máu cao: Cholesterol hay còn gọi là các mảng xơ vữa tích tụ trên thành động mạch khiến động mạch bị hẹp, gây cản trở dòng máu chảy lên não. Người bệnh cholesterol cao cần hạn chế ăn thức ăn nhiều cholesterol và chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa để giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch.
- Bệnh lý về tim mạch: Bao gồm bệnh suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim hoặc nhịp tim không bình thường. Điều trị kịp thời các bệnh liên quan đến tim mạch sẽ giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu não thoáng qua trong tương lai.
- Bệnh động mạch cảnh: Xảy ra khi có sự hình thành các mảng xơ vữa làm tắc nghẽn dòng máu chảy trong động mạch cảnh. Vì vậy, sớm điều trị bệnh động mạch cảnh sẽ giúp hạn chế nguy cơ xảy ra cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và nguy cơ đột quỵ não.
- Bệnh động mạch ngoại vi (PAD): Đây là bệnh lý làm tắc nghẽn lưu lượng máu trong tay và chân. Người mắc bệnh động mạch ngoại vi dễ gặp phải tình trạng xơ vữa động mạch hơn người bình thường, đặc biệt là động mạch cung cấp máu cho não và tim. Đây chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu cục bộ và đột quỵ nhồi máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
- Bệnh đái tháo đường (tiểu đường): Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng xơ vữa động mạch do tích tụ chất béo trên thành động mạch. Điều trị bệnh tiểu đường kịp thời và hiệu quả sẽ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, trong đó có cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua.
- Thừa cân, béo phì: Người thừa cân, béo phì sẽ có quá trình trao đổi chất (đặc biệt là sự chuyển hóa đường, mỡ) bất thường làm gia tăng nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch và nguy cơ xơ cứng mạch máu não. Đồng thời, người thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn người bình thường gấp 12 lần, vì vậy đối tượng này rất dễ bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua và đột quỵ não. Kiểm soát cân nặng sẽ giúp mọi người duy trì sức khỏe tốt, hạn chế những nguy cơ mắc phải cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Tác hại và hậu quả của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu sắt, thiếu máu gây ra những hệ lụy không mong muốn. Một số tác hại của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng gồm:
– Đối với trẻ em: Tăng khả năng thiếu máu trong suy dinh dưỡng; khiến cho hệ miễn dịch của trẻ em yếu (dễ mắc các bệnh về đường ruột); hoạt động thể chất, trí tuệ kém; mất ngủ, kém tập trung, dễ bị kích thích.
– Đối với thiếu nữ: Thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng làm trí nhớ, nhận thức suy giảm; sức khỏe giảm sút, dễ bị thiếu máu trầm trọng khi mang thai.
– Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Phụ nữ mang thai bị thiếu máu dễ sảy thai, sinh non; người mẹ dễ bị tăng huyết áp và tai biến sản khoa khi sinh. Phụ nữ cho con bú thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ khả năng chăm con tốt; đặc biệt trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.
- Đối với nam giới: Cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe sinh sản giảm sút.
- Đối với người lao động: Người lao động bị thiếu máu, thiếu sắt thường dễ mệt mỏi, khả năng và năng suất lao động thấp.
- Đối với người già: Thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng ở người già làm nặng thêm căn bệnh mất trí nhớ.
Bên cạnh đó, thiếu sắt, thiếu máu dinh dưỡng có thể khiến cho tim đập nhanh, da bị nhăn nheo, móng tay mỏng đi và tóc dễ gãy rụng,…
Một số hậu quả nghiêm trọng khi thiếu sắt và thiếu máu:
- Giảm khả năng làm việc và học tập: Thiếu sắt có thể gây mệt mỏi, giảm khả năng làm việc thể chất ở người lớn cũng như gây ảnh hưởng đến trí nhớ hoặc các chức năng tâm thần khác ở học sinh. Thiếu máu thiếu sắt thường biểu hiện mất ngủ, mệt mỏi, kém chú ý và tập trung, dễ bị kích thích. Một nghiên cứu cho thấy, kết quả học tập của trẻ bị thiếu máu thiếu máu thiếu sắt thấp hơn hẳn so với những trẻ không bị.
- Gây tổn thương tim và não: Khi bị thiếu máu nặng kéo dài mà không cải thiện, hiện tượng thiếu oxy trong máu còn có thể làm tổn thương tim, não, thậm chí các cơ quan khác của cơ thể.
- Năng suất lao động giảm, thậm chí có thể gây tử vong: Thiếu máu ảnh hưởng tới các hoạt động cơ thể cần tiêu hao năng lượng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, năng suất lao động của những người thiếu máu thấp hơn hẳn người khỏe mạnh dù chưa bộc lộ bị thiếu sắt thiếu máu. Thiếu máu ở mức độ rất nặng mà không được điều chỉnh kịp thời có thể gây tử vong.
5 món ăn bồi bổ cực tốt cho người thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Canh thịt gà nấu nấm và cà rốt
- Nguyên liệu: 500g thịt gà nạc luộc chín, xé tơi; 10g mộc nhĩ đen xé nhỏ, 5g nấm hương và 100g cà rốt rửa sạch, xắt sợi.
- Cách làm: Cho thịt gà xé nhỏ cùng các loại rau củ vào, nấu sôi rồi nêm gia vị vừa ăn. Bạn có thể cho thêm 1 quả trứng gà, rắc hạt tiêu, khuấy đều và dùng ăn nóng trong bữa cơm.
- Tác dụng: Đây cũng là món ăn mà ông bà ta từ lâu đã thêm vào thực đơn cho người bị thiếu máu thiếu sắt nên ăn.
Canh gan gà, lá dâu non
- Nguyên liệu: 100g gan gà rửa sạch, xắt nhỏ, ướp gia vị và 50g lá dâu rửa sạch, để ráo.
- Cách làm: Nấu canh gan gà với lượng nước thích hợp. Khi gan gà vừa chín thì cho lá dâu vào nấu sôi, nêm gia vị vừa ăn là được.
- Tác dụng: Món canh này có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, giúp sáng mắt, rất tốt cho bé bị thiếu máu, suy nhược cơ thể.
Bắp bò hầm củ sen
- Nguyên liệu: Bạn chuẩn bị 1 kg thịt bắp bò, 1 thanh quế, 2 nhánh hoa hồi, 1 lá nguyệt quế khô, gừng, nước tương và tương bần, hành lá.
- Cách làm: Đầu tiên, bạn rửa sạch bắp bò, cắt thành từng khối lớn rồi luộc sơ trong nước sôi. Đun sôi nước hầm xương, thêm lần lượt gừng, hành lá băm nhỏ, sốt tương đậu nành vào. Sau đó, thả phần bắp bò đã luộc sơ vào, mở lửa lớn trong vòng 30 phút, rồi hạ nhỏ lửa và tiếp tục hầm bắp bò trong 1 tiếng 30p cho đến khi chín nhừ. Cuối cùng, bạn thái thịt bò thành lát ra là có thể thưởng thức được rồi.
- Tác dụng: Trong 85mg thịt bò thì có tới 2,1mg sắt, sẽ giúp cải thiện lượng hemoglobin cho cơ thể vô cùng hiệu quả.
Cháo gan heo, đậu xanh
- Nguyên liệu: 100g gan heo tươi rửa sạch, xắt miếng nhỏ và ướp gia vị, 60g đậu xanh, 100g gạo vo sạch, thêm lượng nước thích hợp dùng để nấu cháo.
- Cách làm: Đun sôi cháo bằng lửa to trong 10 phút rồi cho ngọn lửa nhỏ dần. Cháo chín thì cho gan heo vào đun sôi, vừa chín là được. Nêm lại gia vị vừa ăn và dùng ăn nóng lúc đói bụng.
- Tác dụng: Gan heo có tác dụng rất tốt cho quá trình tổng hợp hemoglobin, tạo máu cho cơ thể.
Gan, tim heo nấu táo đỏ
- Nguyên liệu: 60g gan heo rửa sạch, xắt miếng, ướp gia vị; 10 trái táo đỏ và 20g củ khoai mài rửa sạch, để ráo.
- Cách làm: Tất cả cho vào 1 chén sành, chưng cách thủy trong 3 giờ, nêm gia vị vừa ăn. Ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm đều được.
- Tác dụng: Món táo đỏ này cực hiệu quả cho người bị bệnh thiếu máu, nhất là phụ nữ mang thai.
5 món ăn bổ dưỡng trên chính là gợi ý cho bạn muốn bồi bổ cơ thể. Bạn có thể đa dạng chúng trong tuần để không bị ngán mà vẫn cung cấp đủ chất đạm, sắt nhé!