Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4 thế giới, chỉ đứng sau bệnh mạch vành, ung thư và tai biến mạch máu não… Dự đoán, số người mắc bệnh sẽ tăng lên gấp 3 – 4 lần trong thập kỷ này và đến năm 2020, COPD sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3. Điều này không chỉ làm tăng nhận thức của cộng đồng về một trong những bệnh lý phổi nguy hiểm mà còn thúc đẩy nhu cầu tìm hiểu sâu rộng về căn bệnh này. Bài viết sau đây được sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, từ nguyên nhân, triệu chứng, đến lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?
COPD là viết tắt của “Chronic Obstructive Pulmonary Disease” trong tiếng Anh, hay là “Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính” trong tiếng Việt. Đây là một bệnh lý mãn tính của đường hô hấp, thường là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với các chất gây kích ứng trong môi trường làm việc. COPD gây ra sự hạn chế lưu thông không khí vào và ra khỏi phổi, làm giảm khả năng hít thở và gây ra các triệu chứng như khó thở, ho khan và viêm phế quản.
Là một trong những bệnh có thể gây suy hô hấp và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh lý này thường phát triển dần dần và không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể được quản lý thông qua việc điều trị và thay đổi lối sống.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Triệu chứng và nguyên nhân của bệnh COPD
Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính triệu chứng có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng và thường xuất hiện dần dần theo thời gian. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh:
- Ho: Là triệu chứng xuất hiện đầu tiên. Ho đều đều ít một và kéo dài chứ không phải ho dồn dập liên tục như một số bệnh nhiễm trùng.
- Khạc đờm: Thường là khạc đờm trắng, dai dẳng, có thể kéo dài từ năm này qua năm khác. Nếu nặng lên thì thay đổi màu sắc vào những đợt cấp.
- Khó thở: Là triệu chứng quan trọng nhất. Khó thở trong tắc nghẽn mãn tính là khó thở trong âm thầm, từ từ. Ban đầu có thể chỉ xuất hiện khi vận động nặng nhọc như: tập thể dục quá sức, khiêng vác vật nặng… nhưng sau một thời gian có thể xuất hiện khi vận động nhẹ nhàng, bao gồm cả việc hít vào, thở ra cũng gây khó khăn cho người bệnh.
- Dấu hiệu của bệnh phổi giãn nở: COPD có thể đi kèm với các dấu hiệu của bệnh phổi giãn nở, bao gồm sưng môi, ngón tay hoặc ngón chân, và việc hình thành “thùng xương” (barrel chest).
Những triệu chứng trên cho thấy sự nguy hiểm cũng như khó khăn khi một bệnh nhân đã mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Dưới đây, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Khó thở là một triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
COPD là một bệnh lý phổ biến của đường hô hấp, và nguyên nhân chính của nó thường liên quan đến những người hay tiếp xúc với các chất gây kích ứng, cũng như các khí độc trong môi trường làm việc, đặc biệt là những người hút thuốc lá. Một số nguyên nhân chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính:
- Hút thuốc lá: Được cho là nguyên nhân chính gây ra COPD. Những người hút thuốc lá tương đối nhiều hoặc thời gian tương đối lâu thì nguy cơ mắc bệnh này rất cao. Nghiên cứu cho thấy có khoảng 5 người nghiện thuốc lá thì sẽ có 1 người mắc COPD và có khoảng 80 – 90% bệnh nhân COPD đang hút hoặc có tiền sử hút thuốc lá
- Ô nhiễm không khí: Tiếp xúc với khói xe, khí thải công nghiệp, bụi mịn từ môi trường xung quanh…
- Tiếp xúc với các chất gây kích ứng: Hóa chất, hơi kim loại, hơi xăng, khí độc trong môi trường làm việc ở các nhà máy sản xuất, kiểm nghiệm, xử lý rác thải…
- Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: Di truyền, những người có độ tuổi từ 40 trở lên…
- Bệnh đến từ môi trường sống xung quanh chúng ta, vì vậy hãy chủ động cảnh giác và phòng ngừa đối với các yếu tố nguy cơ gây ra phía trên, nếu không muốn mắc phải căn bệnh này.
Tác hại của bụi mịn tồn tại xung quanh cuộc sống
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) – lời khuyên và hướng dẫn điều trị
Những lời khuyên cũng như hướng dẫn điều trị và quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau đây nhằm mục đích giúp chăm sóc người bệnh được tốt hơn, giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh, hạn chế tối đa biến chứng, có khả năng theo dõi, kiểm soát bệnh cũng như tuân thủ chế độ sinh hoạt và phương pháp điều trị:
Thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Là một bệnh hô hấp mạn tính và có tỷ lệ tử vong cao (COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm), nên việc tuân thủ theo phác đồ điều trị là rất quan trọng trong quản lý COPD. Bệnh nhân cần thường xuyên sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Khi có các triệu chứng bất thường hay nặng hơn, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. Người bệnh cần chuẩn bị sẵn các số điện thoại của bác sĩ, bệnh viện để được hỗ trợ tư vấn khi cần.
Thường xuyên tái khám theo định kỳ để kịp thời theo dõi diễn biến tình trạng sức khỏe.
Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng
Hút thuốc lá, bụi bẩn, ô nhiễm không khí có thể làm trầm trọng thêm tình trạng COPD. Ngày nay do công nghiệp hóa nếu người bệnh COPD tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, khói nhiên liệu… sẽ khiến các triệu chứng COPD dễ tái phát. Vì vậy, người bệnh cần luôn giữ cho không khí ở nơi sinh sống luôn sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố này để bảo vệ phổi của mình tránh những tác nhân gây kích ứng.
Chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp
Ở giai đoạn nhẹ hoặc nặng thì việc vận động thể dục thể thao cũng dường như gây tương đối khó khăn đối với bệnh nhân mắc chứng COPD. Tuy nhiên, để cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như chức năng hô hấp, người bệnh nên duy trì tập những bài tập hô hấp nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, đạp xe… ở mức độ trung bình từ 30 phút/ngày, tùy theo khả năng.
Ngoài ra, dinh dưỡng cũng là một phần thiết yếu đối với bệnh nhân mắc chứng COPD. Bệnh nhân nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn đồ loãng, nóng, thức ăn mềm dễ hấp thu. Thức ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng, nên có thêm rau xanh, hoa quả, trái cây…
Có thể kết hợp thêm với các sản phẩm hỗ trợ là thực phẩm chức năng tốt cho hệ hô hấp như: sản phẩm chiết xuất từ Keo ong xanh, hay các loại siro bổ phổi chiết xuất từ thảo dược…
Bệnh nhân mắc COPD nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ tâm lý
Nhìn chung, một người khi biết bản thân mắc bệnh, lại là bệnh mãn tính khá nguy hiểm, ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe vật lý, thì còn có thể gây ra những căng thẳng thậm chí có người còn bị lo lắng dẫn đến trầm cảm – là một trong những triệu chứng của bệnh Rối loạn lo âu về bệnh tật. Nên việc kết hợp thêm liệu pháp hỗ trợ tâm lý như tư vấn, tham gia hỗ trợ hoặc thực hành kỹ thuật giảm căng thẳng có thể giúp bệnh nhân giảm bớt áp lực và cải thiện tâm trạng, từ đó quá trình điều trị của bệnh nhân sẽ trở nên tốt hơn.
Tiêm vắc-xin phòng chống nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp là một trong những nguy cơ gây đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Do đó, tiêm vacxin phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cũng là một bước quan trọng trong điều trị COPD.
- Việc tiêm phòng vắc-xin có thể làm giảm các đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong cho người bệnh.
- Tiêm phòng vắc-xin cúm vào đầu mùa thu và nhắc lại mỗi năm cho những người bệnh COPD.
- Tiêm phòng vắc-xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
Để có thể kiểm soát được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, cần đòi hỏi sự quan tâm từ nhiều mặt và đặc biệt là sự kiên nhẫn quyết tâm của bệnh nhân. Bằng cách thực hiện đúng phác đồ điều trị, hạn chế với các tác nhân gây kích ứng, có chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp, thực hiện các biện pháp hỗ trợ tâm lý và cuối cùng là không quên tìm hiểu các loại vắc-xin để tiêm phòng chống các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh suốt đời. Khó thở và mệt mỏi có thể sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn, gây ít nhiều đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nó không hoàn toàn đáng sợ nếu mọi người có thể học cách kiểm soát tình trạng của mình và tiếp tục sống một cuộc sống trọn vẹn.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.