Máu của chúng ta được tạo thành từ nhiều loại tế bào máu khác nhau, được tạo ra trong tủy xương. loại tế bào máu chính: hồng cầu (mang oxy), tiểu cầu (giúp máu đông lại), bạch cầu (chống nhiễm trùng) và huyết tương.
Trong hầu hết các bệnh ung thư máu, sự phát triển bình thường của tế bào máu bị ảnh hưởng bởi sự tăng trưởng không kiểm soát của một loại tế bào máu bất thường. Những tế bào ung thư này ngăn máu thực hiện các chức năng của nó, như chống nhiễm trùng hoặc ngăn ngừa chảy máu nghiêm trọng.
Có ba loại ung thư máu chính:
- Bệnh bạch cầu: một loại ung thư được tìm thấy trong máu và tủy xương, là do sự sản sinh nhanh chóng của các tế bào bạch cầu bất thường. Số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường không có khả năng chống lại nhiễm trùng và chúng làm suy giảm khả năng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.
- Ung thư hạch – Lymphoma là một loại ung thư máu ảnh hưởng đến hệ bạch huyết. Tế bào bạch huyết có vai trò rất quan trọng vì chúng giúp sản sinh ra những kháng thể chống lại vi khuẩn, virus xâm nhập. Khi tế bào lympho T và lympho B trong bạch cầu trải qua quá trình biến đổi theo hướng ác tính sẽ làm hình thành nên bệnh ung thư hạch, chúng nhân lên và tích tụ trong các hạch bạch huyết và các mô khác của bạn. Theo thời gian, những tế bào ung thư này làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn.
- U tủy – Myeloma là một bệnh ung thư của các tế bào plasma. Tế bào plasma tạo ra kháng thể chống lại bệnh tật và nhiễm trùng trong cơ thể bạn. U tủy ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn, khiến nó dễ bị nhiễm trùng.
Tế bào máu bình thường và bệnh bạch cầu
1. Các giai đoạn của ung thư máu
Các giai đoạn của ung thư được phân chia dựa trên sự di căn. Có nhiều thang đo khác nhau để xác định các giai đoạn khác nhau, tùy theo triệu chứng và tốc độ di căn.
Chủ yếu các giai đoạn của bệnh ung thư máu đã được chia thành:
Giai đoạn 1
Ung thư máu giai đoạn 1 đánh dấu sự gia tăng kích thước của các hạch bạch huyết. Hiện tượng này xảy ra do sự gia tăng đột ngột số lượng của tế bào lympho. Mức độ bệnh ở giai đoạn này còn ở mức độ nhẹ do khối u chưa lan rộng và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Giai đoạn 2
Ung thư máu giai đoạn 2, khi số lượng lympho gia tăng và bắt đầu phát triển đột biến, ung thư máu có khả năng lây lan đến lá lách, gan và bạch huyết. Mặc dù không phải tất cả các cơ quan đều bị ảnh hưởng cùng một lúc, nhưng dần dần sẽ bị xâm lấn và mất khả năng bảo vệ miễn dịch trong cơ thể.
Giai đoạn 3
Ở giai đoạn 3 đó sự gia tăng của bạch cầu, bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu và các hạch bạch huyết, gan, lá lách tiếp tục tăng kích thước. Tế bào ung thư đã xâm lấn vào ít nhất hai cơ quan trong cơ thể.
Giai đoạn 4
Ung thư máu giai đoạn 4 là giai đoạn cuối có tỷ lệ nguy cơ cao nhất. Số lượng tiểu cầu trong máu bắt đầu giảm nhanh chóng. Ngoài các cơ quan bị ảnh hưởng khác, ở giai đoạn này phổi cũng bắt đầu bị ảnh hưởng. Tình trạng thiếu máu cũng trở nên trầm trọng hơn.
2. Đặc điểm nhận dạng mỗi giai đoạn
Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu – Tại chỗ
- Phát hiện một khối hoặc khối u nhỏ, xâm lấn.
- Không lây lan đến các hạch bạch huyết hoặc các mô khác.
Giai đoạn 2: Khu trú
- Ung thư đã bắt đầu ảnh hưởng đến các mô lân cận
- Khối u tăng về kích thước.
- Lây lan ra các hạch bạch huyết gần khối u
Giai đoạn 3: Lan rộng khu vực
- Ung thư ảnh hưởng đến nhiều mô xung quanh.
- Khối u tăng về kích thước.
- Lan rộng ra các hạch bạch huyết ở xa khối u
Giai đoạn 4: Ung thư tiến triển – di căn
- Ung thư lan sang các mô, cơ quan khác nằm xa khu vực ban đầu.
3. Phòng tránh ung thư máu
Thay đổi lối sống là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ ung thư máu:
- Tránh tiếp xúc với bức xạ và các tác nhân và hóa chất gây ung thư như thuốc trừ sâu
- Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
- Hạn chế rượu bia.
- Duy trì hoạt động thể thao, ăn uống lành mạnh và cân bằng ngủ nghỉ hợp lý.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ có thể phát hiện thư máu ở giai đoạn đầu.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh giai đoạn sớm
Kết luận
Hiểu rõ về các giai đoạn của ung thư máu là bước quan trọng trong việc đối phó và điều trị bệnh này. Mỗi giai đoạn ung thư máu đều có những đặc điểm riêng, từ sự gia tăng kích thước hạch bạch huyết ở giai đoạn đầu đến sự xâm lấn và lan rộng của tế bào ung thư ở giai đoạn cuối. Nhờ đó, chúng ta có thể nhận biết sớm và đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời, tăng khả năng điều trị thành công. Đừng quên rằng lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ là những yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc ung thư máu.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.