Rau muống không chỉ là được biết đến là một nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ dồi dào, mà còn là nguồn bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Thế nên, để có thể hiểu chi tiết hơn về giá trị dinh dưỡng của loại rau này, hãy cùng Pharmacity tham khảo ngày những nội dung sẽ có ngay sau đây.
Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống
Rau muống là một giống cây thân thảo, thường sống trên mặt nước hoặc trên đất bùn. Rau muống có dạng thân mềm, dài, rỗng bên trong. Trong cây rau muống thường cung cấp vitamin A, B, C, photpho, canxi cùng nhiều chất dinh dưỡng khác nhất là hàm lượng sắt vô cùng dồi dào nê rất tốt cho người bị thiếu sắt cần bổ sung lại.
Rau muống là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất xơ tốt cho sức khoẻ
Tác dụng của rau muống mang tới cho sức khỏe con người
Hỗ trợ giảm lượng cholesterol
Theo nhiều nghiên cứu, trong rau muống có chứa nhiều thành phần hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol trong máu. Từ đó phòng ngừa các bệnh như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ… hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu
Với hàm lượng chất sắt dồi dào trong rau muống, khi sử dụng đúng cách mọi người sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu khá tốt. Đặc biệt là các bà mẹ mang thai nên bổ sung loại rau này để cung cấp lượng sắt cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi.
Rau muống có tác dụng hỗ trợ điều trị thiếu máu hiệu quả
Hỗ trợ phòng chống tiểu đường
Các đối tượng bị tiểu đường khi ăn rau muống sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu. Vậy nên, mọi người có thể bổ sung loại rau này vào thực đơn mỗi ngày để phòng bệnh tốt hơn nhé.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu, trong rau muống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng từ các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, beta – carotene, Magie,…từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ hình thành các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, đột quỵ, đau tim…
Hỗ trợ điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan
Việc ăn rau muống thường xuyên cũng có tác dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh vàng da, hay các vấn vấn đề về gan, đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể từ đó bảo vệ gan khỏi những tổn thương hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị bệnh vàng da và các vấn đề về gan nhờ ăn rau muống
Hỗ trợ phòng tránh ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, trong rau muống có chứa tới 13 loại chất chống oxy hóa. Vậy nên, khi bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày cũng giúp phòng ngừa các yếu tố gây bệnh ung thư trực tràng, ung thư da, ung thư vú hay ung thư dạ dày,… hiệu quả.
Hỗ trợ cải thiện chứng khó tiêu và táo bón
Rau muống là nguồn cung cấp dồi dào chất xơ, nên rất hiệu quả với hệ tiêu hóa. Vì vậy, việc ăn rau muống thường xuyên cũng sẽ giúp cải thiện chứng rối loạn tiêu hóa, giúp nhuận tràng, có lợi người đang bị khó tiêu hay táo bón.
Hỗ trợ cải thiện chứng khó tiêu và táo bón khi ăn rau muống
Bảo vệ mắt và tăng cường thị lực
Vitamin A và lutein trong rau muống là các chất dinh dưỡng rất tốt cho mắt. Nên khi ăn rau muống cũng là bài thuốc để phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể.
Hỗ trợ điều trị bệnh về da
Trong Đông Y, việc lấy nước ép rau muống hoặc giã rau muống đắp lên vùng da bị chàm, vẩy nến, mụn trứng cá, ngứa phát ban, côn trùng cắn… khá hiệu quả.
Chống lão hóa da hiệu quả
Các chất chống oxy hóa trong rau muống có công hiệu rất tốt trong việc hạn chế những ảnh hưởng do tế bào gốc tự do gây ra. Từ đó giúp làm tăng khả năng chống lại sự tác động ảnh hưởng tới da và ức chế sự lão hóa cho da.
Chống lão hóa và trẻ hóa da khi ăn rau muống
Ăn rau muống nhiều có tốt không?
Mặc dù rau muống mang đến rất nhiều ích lợi lớn cho sức khỏe. Thế nhưng, chúng ta vẫn nên sử dụng chúng một cách hợp lý, đừng lạm dụng quá nhiều để không mắc phải một số tác dụng phụ như tiêu chảy, nhiễm lạnh, dẫn đến tỳ vị hư nhược, chuột rút.
Hàm lượng rau muống kiến nghị nên tiêu thụ hàng ngày như sau:
- Theo tiêu chuẩn của Canada và Hoa Kỳ: 242g lá, 121g thân và lá, 121g rau đã được chế biến.
- Theo tiêu chuẩn của Anh: 80g lá, 80g thân và lá, 80g rau đã được chế biến.
: Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của cây sâm đất với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết
Ăn rau muống tốt cho sức khoẻ nhưng không nên quá lạm dụng
Ai không nên ăn rau muống?
- Người mắc bệnh viêm khớp, gout, sỏi thận… Khi ăn rau muống thì sẽ khiến những bệnh này bị trở nặng, bởi trong rau muống chứa nhiều purin, acid oxalic, gây ra viêm khớp.
- Các đối tượng bị suy nhược nặng, cơ thể hư hàn, sợ thời tiết lạnh, tay chân giá buốt cũng không nên ăn rau muống.
- Người đang dùng thuốc đông y tốt nhất không nên ăn rau muống vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, gây mất hiệu quả.
- Người có các vết thương, mụn nhọt khi đang điều trị mà ăn rau muống sẽ rất khó liền sẹo, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Một số lưu ý khi ăn rau muống
Để đảm bảo tối đa lợi ích nhận được khi sử dụng rau muống, các bạn nên chú ý tới một số vấn đề như sau:
- Chế biến rau kỹ càng: Rau muống sinh sống ở môi trường tự nhiên nên thường có nhiều loại ký sinh trùng như giun sán. Cho nên, bạn nên cần rửa sạch, chế biến một cách kỹ càng sau đó nấu chín thì mới có thể tiêu diệt mọi tác nhân gây hại.
- Ăn rau muống với lượng vừa đủ: Theo kiến nghị của giới chuyên gia, để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt trong rau muống thì bạn chỉ nên dùng khoảng 300g rau muống/ngày.
- Những trường hợp không nên ăn rau muống: Người bị suy nhược cơ thể, hư hàn, bị thương trên da thì tốt nhất không nên ăn rau muống. Bởi vì khi ăn rau muống thường sẽ khiến tình trạng trở nặng hơn.
Việc chế biến rau muống cần sạch sẽ để đảm bảo an toàn
Hy vọng với những lợi ích học được qua bài viết trên đây. Các bạn đã có thể thực sự hiểu rõ về những tác dụng của rau muống và biết cách khai thác tối đa hiệu quả của chúng, từ đó cải thiện và nâng cao sức khỏe của mình tốt hơn nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
Ăn đường phèn nhiều có tốt không? Tác dụng của đường phèn đối với sức khoẻ bạn nên biết
Ngải cứu có tác dụng gì? Những công dụng tuyệt vời từ việc sử dụng ngải cứu có thể bạn chưa biết!
Giá trị dinh dưỡng và tác dụng của cây sâm đất với sức khoẻ con người có thể bạn chưa biết
9 lợi ích của tảo xoắn đối với sức khoẻ nên bổ sung hàng ngày
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.