Trước khi dùng que thử thai, siêu âm hay xét nghiệm thì chị em cũng có thể dựa vào những cách nhận biết có thai thông qua những thay đổi trên cơ thể của mình, để biết được mình đang mang bầu không. Vậy cách nhận biết có thai là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé.
Dấu hiệu mang thai sớm bạn nên biết
Ngay khi vừa mới cấn bầu, cơ thể chị em có rất nhiều thay đổi để mọi người có thể dự đoán được mình đang mang thai hay không? Và dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết có thai mà mọi người có thể tham khảo thêm:
1. Chậm kinh
Chậm kinh là một biểu hiện rõ rệt nhất mà bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể nhận biết. Bởi vì, sau quá trình thụ thai, cơ thể sẽ tiết ra chất hCG khiến cho kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, với một số người chu kỳ kinh nguyệt không đều thì hay bị nhầm lẫn với việc có thai.
2. Buồn nôn và nôn mửa
Hầu như 80% phụ nữ mang thai đều có biểu hiện buồn nôn vào 3 tháng đầu. Đây là một trong những biểu hiện chỉ có thể bắt gặp trên các bà mẹ mang thai, nên có thể dựa vào dấu hiệu này để biết bạn đang có thai hay không?
3. Thay đổi vị giác và mùi
Một biểu hiện của người mẹ mang thai là có sự thay đổi khác thường về mùi và vị giác. Họ sẽ cảm thấy cực kỳ khó chịu và buồn nôn với những mùi không thích. Dấu hiệu này sẽ giảm dần đi sau khi hết 3 tháng đầu thai kỳ.
4. Sưng vú và đau vùng vú
Mỗi khi mang thai, các mẹ bầu thường bị ngực căng, núm vú đau, quầng xung quanh vú chuyển sang màu sẫm hơn thường xuất hiện ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 6.
5. Mệt mỏi tăng
Thường xuyên mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Các bà mẹ luôn cảm thấy dấu hiệu mệt mỏi ngay từ tuần đầu thai kỳ. Đây là biểu hiện của việc mất năng lượng khi thai nhi phát triển, kéo dài tới tuần 12 thì mới bớt mệt hơn được.
6. Thay đổi tâm trạng, cảm xúc thất thường
Bất kỳ người mẹ nào khi mang thai điều rất dễ xúc động, tâm trạng và tính khí thay đổi thất thường. Lý do là vì sự thay đổi hormon trong cơ thể mẹ dẫn đến sự biến đổi này.
7. Cách nhận biết có thai bằng nước tiểu
Khi đang mang thai, các mẹ bầu thường xuyên có biểu hiện đi tiểu nhiều hơn đặc biệt là ban đêm. Nguyên nhân là do sự thay đổi về kích thước của tử cung tạo áp lực lên bàng quang.
8. Tăng cân đột ngột
Với các mẹ bầu, việc tăng cân đột ngột là điều hết sức hiển nhiên, vì họ luôn có cảm giác thèm ăn và ăn rất ngon miệng để bổ sung dược chất thiếu hụt khi mang bầu.
9. Đau bụng âm ỉ
Khi có bầu, các bà mẹ luôn gặp phải những cơn đau bụng âm ỉ giống với biểu hiện của đến kỳ kinh nguyệt với các triệu chứng như: ra máu báo thai, mệt mỏi, buồn nôn, căng tức ngực…
10. Khó thở, hụt hơi
Một dấu hiệu khác thường thấy trên nhiều bà mẹ mang thai đó chính là nhanh đuối sức, khó thở, thở dốc, hụt hơi… Bởi vì trong 3 tháng đầu, thai nhi sẽ cần cung cấp đầy đủ lượng oxy để phát triển được toàn diện.
11. Nhiệt độ cơ thể tăng
Lượng hormone progesterone tiết ra khá nhiều làm cho cơ thể của mẹ bầu tăng lên. Tuy nhiên, nó cũng giống với biểu hiện của việc rụng trứng nên rất nhiều chị em hay bị nhầm lẫn.
12. Đau lưng
Trong cả quá trình mang thai, hầu như người mẹ nào cũng sẽ gặp phải tình trạng đau ở vùng sống lưng, và chúng sẽ càng xảy ra thường xuyên khi tới gần cuối thai kỳ.
13. Táo bón
Mỗi khi mang thai, các mẹ bầu thường rất dễ có biểu hiện khó tiêu và táo bón. Để khắc phục điều này, bạn sẽ phải thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể (2 – 2,5 lít/ngày) và các loại rau xanh và trái cây.
14. Nhạy cảm với nhiệt độ
Dấu hiệu cơ thể thay đổi nhiệt độ cũng là một trong những biểu hiện của việc mang thai. Tuy nhiên, điều này rất khó nhận biết vì đây là một dạng dấu hiệu hết sức thông thường.
15. Chảy máu âm đạo
Khi trứng được thụ tinh và gắn vào niêm mạc tử cung thì sẽ gây nên tình trạng chảy máu âm đạo, với khoảng 25 – 30% phụ nữ mắc phải tình trạng này trong vài ngày đầu thai kỳ. Nhưng biểu hiện này cũng có thể khiến bạn nhầm lẫn với việc chảy máu kinh nguyệt.
16. Chóng mặt, ngất xỉu
Khi mang thai tốc độ máu được lưu thông nhanh chóng, khiến cho mạch máu được giãn ra, gây nên huyết áp giảm xuống làm cho các mẹ bầu trở nên nhức đầu, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
17. Đầy hơi
Khi lượng progesterone càng tăng thêm thường sẽ gây ra những thay đổi lớn trên cơ thể bạn. Điển hình như các cơ bắp, gồm các cơ trong ruột dần “chậm tiêu” hơn. Tạo ảnh hưởng xấu tới sự tiêu hóa dẫn đến đầy hơi, ợ hơi.
18. Xuất hiện rôm, sảy, mụn
Khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu luôn trong tình trạng thân nhiệt tăng cao, làm cơ thể nóng trong khiến trên da bị nổi mụn, rôm, sảy.
Câu hỏi thường gặp về các dấu hiệu mang thai
Trong quá trình mang thai, nhiều chị em chắc hẳn cũng sẽ thắc mắc một số vấn đề sau:
Sau khi quan hệ, bao lâu mới xuất hiện dấu hiệu mang thai?
Về cơ bản, quá trình thụ thai diễn ra khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10. Nên sau khoảng thời gian này bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu của việc mang thai.
Tìm hiểu thêm: Quan hệ bao lâu thì có thai? Dấu hiệu mang thai sớm nhất sau khi quan hệ
Có phải cách nhận biết có thai đều có ở hầu hết ở chị em?
Mỗi người phụ nữ thì đều có các dấu hiệu và triệu chứng mang thai khác nhau giữa các lần mang bầu.
Làm sao để biết chắc chắn mình mang thai?
Khi thụ thai tự nhiên thì tốt nhất nên kiểm tra bằng que thử thai hoặc xét nghiệm. Nhờ đó có thể giúp cho bạn biết chắc chắn 100% việc mình có thai hay không.
Quan hệ xuất tinh ngoài có mang thai không?
Một nghiên cứu cho thấy, 18% các cặp vợ chồng tránh thai bằng cách xuất tinh ngoài nhưng vẫn có thể thụ thai trong vòng một năm. Nhìn chung, phương pháp này chỉ đạt được hiệu quả khoảng 73% khả năng phòng ngừa mang thai.
Tìm hiểu thêm: Q&A: Quan hệ không đeo bao nhưng xuất ra ngoài có thai không?
Quan hệ thời điểm nào dễ đậu thai nhất?
Thời điểm tốt nhất để tăng cơ hội mang thai chính là quan hệ vào đúng thời kỳ rụng trứng trong khoảng 1 – 5 ngày thì đều đạt kết quả hết sức khả quan đấy.
Khi phát hiện dấu hiệu mang thai cần phải làm gì?
- Khám thai: Khi đã nhận biết có dấu hiệu mang thai, thì người mẹ cần đi khám thai càng sớm càng tốt. Siêu âm là cách để ta có thể biết chắc chắn có thai, biết được thai nhi đã vào đúng vị trí an toàn chưa, có tim thai chưa…. Đồng thời còn giúp bạn kiểm tra sức khỏe của thai nhi một cách toàn diện nhất.
- Xét nghiệm máu: việc xét nghiệm máu giúp bạn biết rõ 100% kết quả chính xác của việc mang thai. Hơn nữa, trong cả quá trình mang thai còn cần phải xét nghiệm tổng quát để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường nhằm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu: việc mang thai sẽ rất quan trọng về chế độ dinh dưỡng. Nếu như bạn không thể đảm bảo cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng, sẽ khiến cho bản thân không đủ sức đề kháng và thai nhi cũng sẽ không đủ các chất cần thiết giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn: thời gian ngủ nghỉ đầy đủ của các bà mẹ mang bầu cũng hết sức quan trọng. Bạn nên ngủ đầy đủ từ 7 – 8 giờ mỗi ngày và nên đảm bảo bản thân phải có một giấc ngủ chất lượng. Đồng thời, mọi người nên vận động nhẹ một cách đều đặn mỗi ngày để giúp cho cơ thể khỏe mạnh và dễ sinh hơn.
- Củng cố kiến thức mang thai và sinh nở: Nhằm giúp cho bản thân đảm bảo tốt nhất trong cả quá trình mang thai và sinh nở. Người mẹ nên tìm hiểu và bổ sung thêm cho bản thân các kinh nghiệm và kỹ năng về sinh con, bầu bí, chăm sóc bé yêu sau khi chào đời. Điều đó sẽ giúp cho con bạn được phát triển một cách toàn diện hơn cho cả trong và sau khi chào đời.
Trên đây là một số cách nhận biết có thai sớm nhất tại nhà mà chị em có thể tham khảo thêm. Tuy nhiên, những dấu hiệu này chỉ mang tính chất tham khảo, để chắc chắn hãy đến cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, cũng như được bác sĩ đưa ra lời khuyên tốt nhất cho thai kỳ khoẻ mạnh nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.