Nhiều trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình. Đây là nỗi lo lắng chung của nhiều bà mẹ khi chăm sóc trẻ. Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ được xem là yếu tố sinh lý bình thường, tuy nhiên cũng có rất nhiều bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bố mẹ nên chú ý đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám sớm bởi vì tình trạng này có thể liên gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Nhiều trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình khiến bố mẹ lo lắng
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc là sao?
Với trẻ sơ sinh, giấc ngủ là khoảng thời gian hoạt động chính của não bộ. Theo nghiên cứu, trong giấc ngủ sâu, các tế bào não phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng, tăng gấp đôi trong năm đầu tiên và có thể đạt khoảng 80% kích thước não của người trưởng thành khi trẻ được 3 tuổi và khoảng 90% khi trẻ được 5 tuổi. Vì vậy, ngủ đủ và sâu giấc trong những năm tháng đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, thông qua giấc ngủ, trẻ sơ sinh xử lý, sắp xếp và tập thích nghi với môi trường mới, bên ngoài tử cung của mẹ. Đây là thời điểm cơ thể trẻ tăng cường sản xuất các hormone liên quan đến sự chuyển hóa và tích lũy năng lượng, từ đó giúp cơ thể phát triển về mặt thể chất.
Thông thường, trẻ sơ sinh dành khoảng 16 – 18 giờ mỗi ngày để ngủ và ngủ thành từng giấc ngắn khoảng 1 – 2 giờ mỗi giấc. Khoảng thời gian ngủ sẽ giảm xuống còn khoảng 14 giờ mỗi ngày khi trẻ được 1 tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc khi nghe thấy tiếng động, thậm chí là là tiếng động rất nhỏ cũng khiến trẻ khó chịu, bứt rứt và quấy khóc nhiều. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hành vi và cảm xúc của trẻ sau này.
Một số trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc khi nghe thấy tiếng động
Tìm hiểu giai đoạn về một giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Tương tự như ở người trưởng thành, giấc ngủ của trẻ sơ sinh được phân thành nhiều giai đoạn khác nhau, ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ cử động hoặc nằm yên. Giấc ngủ gồm có 2 loại chính: giấc ngủ chậm (Non REM) và giấc ngủ nhanh (REM).
Giấc ngủ nhanh (Rapid eye movement – REM: mắt cử động nhanh): Ở trường hợp này trẻ sẽ nằm mơ, có giấc ngủ nông, cử động mắt nhanh theo chiều từ trước đến sau. Giấc ngủ REM chiếm khoảng một nửa khoảng thời gian trẻ sơ sinh ngủ trong ngày nên cho dù trẻ ngủ đến 16 giờ mỗi ngày, tuy nhiên trẻ chỉ có khoảng 8 giờ là rơi vào giấc ngủ sâu.
Giấc ngủ chậm (Non-rapid eye movement – Non REM: cử động mắt chậm): Gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Buồn ngủ – Trẻ liên tục chớp mí mắt, ngủ gật gà, mí mắt sụp.
- Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ – trẻ giật mình, còn cử động, rên hoặc hay vặn mình.
- Giai đoạn 3: Giấc ngủ sâu.
- Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu.
Giấc ngủ của một trẻ sơ sinh sẽ diễn ra theo 4 giai đoạn 1 cách tuần tự, sau đó quay trở lại giai đoạn 2 và chuyển qua giấc ngủ REM. Có thể có vài chu kỳ trên đối với một giấc ngủ của trẻ. Vài tháng đầu, khi chuyển từ giai đoạn ngủ sâu chuyển sang ngủ lơ mơ thì trẻ sơ sinh hay bị giật mình và khó để ngủ trở lại.
Tìm hiểu giai đoạn về một giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Giai đoạn tỉnh giấc của trẻ sơ sinh
Nếu trẻ bị tỉnh giấc vào cuối giai đoạn chu kỳ ngủ thì sẽ bước vào giai đoạn “tỉnh giấc yên lặng”. Đây là giai đoạn mà trẻ vẫn yên lặng dù đã tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh cũng như đáp ứng với âm thanh và động chạm.
Sau đó trẻ sẽ dần chuyển sang giai đoạn “tỉnh giấc hoạt động” khi trẻ chú ý đến mọi tiếng động và hình ảnh có cử động. Tiếp theo sẽ là “giai đoạn khóc” trẻ cử động nhiều hơn, có thể khóc lớn và trẻ tăng kích thích cần được làm dịu đi bằng cách ôm sát trẻ vào người hay quấn trẻ trong khăn hoặc mền. Vào giai đoạn khóc, trẻ có thể quá khó chịu nên không chịu bú vì vậy bố mẹ nên cho trẻ bú trước khi bước qua giai đoạn này.
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình do đâu?
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay vặn mình là một trong những biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân bệnh lý hay đôi khi xuất phát từ một số yếu tố nguy cơ khác:
Nguyên nhân sinh lý
Theo nghiên cứu, giấc ngủ thông thường của chúng ta chia thành hai giai đoạn đó là giấc ngủ chậm (Non – REM) và giấc ngủ nhanh (REM).
Nếu như ở người trưởng thành, giấc ngủ Non – REM chiếm khoảng 75% tổng số thời gian ngủ và giấc ngủ REM chiếm phần còn lại thì ở trẻ sơ sinh, thời gian cho giấc ngủ REM và giấc ngủ Non – REM gần như không có sự chênh lệch.
Trong giấc ngủ REM, các cơ quan hô hấp của trẻ sẽ tăng cường hoạt động khiến trẻ thở nhanh và tăng nhịp tim đập, vì vậy chỉ cần một cử động nhẹ cũng có thể làm trẻ thức giấc.
Thêm vào đó, thời gian trong giấc ngủ REM của trẻ lâu hơn so với người lớn, nên trẻ sơ sinh thường giật mình, ngủ không sâu giấc, dễ bị giật mình hoặc tỉnh giấc bởi các tác động từ bên ngoài.
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình do đâu?
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do đâu? Đôi khi việc gặp một số vấn đề về sức khỏe cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ít ngủ ngủ không sâu giấc. Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đêm không chịu ngủ hay trẻ sơ sinh không ngủ đêm có thể kế đế như:
- Bé gặp các vấn đề về tiêu hóa (đau bụng, ợ hơi, táo bón ở trẻ em…)
- Bé bị nóng hoặc cảm thấy lạnh
- Bị dị ứng hoặc cảm lạnh
- Gặp phải chứng trào ngược khi ăn quá no hoặc khi mẹ có thói quen cho bé bú nằm hoặc vừa bú vừa ngủ
: Tập cho trẻ sơ sinh giấc ngủ ngoan
Nếu trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban ngày do chứng trào ngược, bạn nên cho bé nằm hơi cao đầu một chút hoặc vỗ nhẹ vào lưng sau mỗi cữ bú để bé ợ hơi nhằm tránh khó chịu cho bé. Nếu trẻ sơ sinh thức đêm khó ngủ hay quấy khóc mà không có lý do, bố mẹ cần kiểm tra xem bé có bị đau ở đâu không, bé có bị côn trùng đốt không, nhằm tránh những tình huống xấu xảy ra.
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do đâu?
Một số nguyên nhân thường gặp khác
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do đâu? Một số nguyên nhân thường gặp như sau:
- Phòng ngủ của trẻ nhiều ánh sáng hoặc trẻ tiếp xúc với các thiết bị như ipad, tivi, điện thoại, máy tính trước khi đi ngủ. Ánh sáng từ các thiết bị này sẽ làm giảm sản xuất melatonin – một hormon có vai trò quan trọng giúp điều hòa nhịp sinh học ngủ – thức, giúp ngủ ngon và thức dậy được tỉnh táo vào hôm sau.
- Bố mẹ tập cho trẻ thói quen như bế bồng, đưa võng nôi trước khi ngủ, lâu dần trẻ sẽ bị phụ thuộc vào những thói quen này. Từ đó trẻ sẽ không ngủ được nếu không được bế ẵm hoặc khi không có dụng cụ hỗ trợ.
- Lịch ngủ của trẻ không hợp lý, giấc ngủ ban ngày của trẻ quá dài hoặc trẻ ngủ quá 5 giờ chiều làm trẻ khó ngủ vào buổi tối.
- Môi trường quanh bé quá ồn ào, nơi ngủ của bé bị thay đổi quá thường xuyên có thể làm bé cảm thấy không an toàn, gây khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Điều kiện vệ sinh nơi ngủ kém, tã của trẻ bị ướt, quần áo, giường chiếu không sạch sẽ làm trẻ ngứa ngáy và khó ngủ.
Một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ngủ không sâu giấc
Những điều bố mẹ cần biết để giúp trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu giấc
Cùng với nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, cách khắc phục tình trạng này cũng được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Dưới đây là một số cách giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể tham khảo:
- Nếu nghi ngờ trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc do tình trạng thiếu vi chất hay do các tình trạng bệnh lý, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp. Khi các vấn đề về sức khỏe được chữa dứt điểm thì chất lượng giấc ngủ của trẻ cũng sẽ được cải thiện rõ rệt.
- Bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ngủ ngoan, dạy trẻ phân biệt ngày đêm, tập cho trẻ tự ngủ. Ngoài ra, không nên cho trẻ ngủ quá nhiều ban ngày. Nên cho trẻ bú đủ trước khi đi ngủ để trẻ không bị thức giấc vì đói. Bên cạnh đó, mẹ cần giữ yên tĩnh đồng thời điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ phòng sao cho phù hợp để giúp trẻ dễ ngủ hơn.
- Trước khi ngủ, nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi ngủ.
- Ngoài ra, mẹ có thể đung đưa nôi hoặc hát ru cho đến khi trẻ ngủ. Đây cũng là một mẹo giúp tình trạng trẻ sơ sinh ngủ gà không kéo dài thêm.
Kết luận:
Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc mà bố mẹ có thể tham khảo. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
-
Mẹ cần làm gì trong những năm đầu đời của bé
-
Tập cho trẻ sơ sinh giấc ngủ ngoan
-
Khi bé bị táo bón, phải làm sao?
-
Bí quyết giúp bé hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn
-
Ngủ nhiều có tốt không? Thời gian ngủ hợp lý
-
Tác hại của thức khuya? Thức khuya ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?