Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm các ống phế quản, thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng viêm phế quản cấp ở người lớn
Bệnh viêm phế quản là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới, biểu hiện bằng tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản. Bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ. Triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhận biết, nhưng ở giai đoạn đầu mọi người thường chủ quan không điều trị sớm. Một số triệu chứng của viêm phế quản cấp ở người lớn cần lưu ý như sau:
- Sốt: Có thể sốt nhẹ hoặc cao trên 39 độ. Một số người không sốt.
- Hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi: Chảy nước mũi là triệu chứng phổ biến.
- Đau họng: Cảm giác sưng, ngứa rát, đau khi nuốt hoặc nói.
- Ho: Ho khan hoặc ho có đờm màu trắng, xanh, vàng đục như mủ.
- Khó thở, thở khò khè: Do phế quản bị thu hẹp, đờm trong lòng phế quản.
- Mệt mỏi: Cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, kém ăn do hệ miễn dịch suy giảm.
Ho là một triệu chứng điển hình của viêm phế quản cấp, cần chú ý
Sự khác biệt giữa viêm phế quản cấp ở người lớn và trẻ em
Ở trẻ em, các cơ quan trong cơ thể trẻ rất mỏng manh và chưa phát triển hoàn toàn. Vì vậy, triệu chứng của viêm phế quản ở người lớn và trẻ em cũng rất khác nhau:
Biểu hiện: Trẻ em thường có các triệu chứng như hắng, ho khan và sốt cao. Trong khi đó, người lớn thường có biểu hiện ho kéo dài, đờm và khó thở hơn.
Nguyên nhân: Viêm phế quản ở trẻ em thường do virus gây nên, trong khi ở người lớn có thể do virus hoặc vi khuẩn.
- Điều trị: Trẻ em thường tự ổn định và phục hồi sau một thời gian, trong khi người lớn có thể cần sự can thiệp y tế và cần điều trị đồng thời với các loại thuốc kháng sinh và kháng viêm.
Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường do virus gây ra
Kết luận
Viêm phế quản ở người lớn và trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc kịp thời, ví dụ như viêm phổi hoặc suy hô hấp. Do đó, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ triệu chứng viêm phế quản nào, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
các bài viết liên quan:
- Viêm phổi và viêm phế quản có giống nhau hay không?
Phân Biệt Triệu Chứng Viêm Phế Quản Và Hen Suyễn
Hen phế quản: Điều cần biết và tầm quan trọng của tuân thủ điều trị
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.