Bệnh đau mắt đỏ là tình trạng bị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn, virus gây ra. Những người bị đau mắt đỏ thường sẽ xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt từ nhẹ đến nặng. Lúc đầu sẽ bị một mắt về sau có thể sẽ lây sang mắt bên kia. Đây là căn bệnh rất dễ mắc phải và cũng dễ lây lan. Cùng tìm hiểu bài viết sau để có những biện pháp chăm sóc bệnh nhân đau mắt đỏ nhé.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ chủ yếu là do virus Adenovirus, hoặc do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, các yếu tố như môi trường ô nhiễm, điều kiện sinh sống kém, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, dùng chung đồ dùng sinh hoạt….cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển và dễ bùng phát thành dịch.
- Đau mắt đỏ do virus: Adenovirus và herpesvirus là những loại virus phổ biến gây ra bệnh đau mắt đỏ. Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc cảm lạnh, đau họng cũng có thể gây ra bệnh đau mắt đỏ.
- Đau mắt đỏ do vi khuẩn: Các vi khuẩn như Staphylococcus, Streptococcus pneumoniae…đều là nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ. Đối tượng dễ bị mắc đau mắt đỏ do vi khuẩn nhất là trẻ em đang trong lứa tuổi đi học.
- Đau mắt đỏ do dị ứng: có thể bạn bị dị ứng với bụi, phấn hoa hoặc lông của thú vật…
- Các chất khác như clo trong bể bơi, mỹ phẩm… cũng có thể gây nên bệnh đau mắt đỏ
- Bệnh thường gặp vào lúc thời tiết giao mùa, đây là thời điểm mà cơ thể con người dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu đi nên dễ bị bệnh.
Thực phẩm dinh dưỡng cho người mắc bệnh đau mắt đỏ
Người bị đau mắt đỏ cần có chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lý để tăng sức đề kháng cho đôi mắt, nhanh hồi phục và ngăn biến chứng xấu do bệnh gây ra. Một số thực phẩm giàu vitamin nên ăn, gồm:
- Vitamin A: Vitamin A có chức năng quan trọng đối với thị lực bằng cách duy trì giác mạc được sạch sẽ và rõ ràng, đây là lớp bao phủ bên ngoài của mắt bạn. Vitamin A cũng thuộc loại protein trong mắt cho phép bạn nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu. Sự thiếu hụt vitamin A rất hiếm ở các nước phát triển nhưng nếu không được giải quyết, có thể dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng gọi là xerophthalmia.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin A bao gồm: cá, gan động vật, bí ngô, khoai lang, rau màu xanh đậm, ớt chuông xanh, cà chua, các sản phẩm từ sữa,…
- Vitamin B6, B9, B12: Các nhà nghiên cứu cũng đã nghiên cứu một số loại vitamin B về tác động của chúng đối với sức khỏe của mắt, đặc biệt là vitamin B6, B9 và B12. Sự kết hợp của các loại vitamin này có thể làm giảm mức độ homocysteine, một loại protein trong cơ thể bạn có thể liên quan đến chứng viêm và tăng nguy cơ phát triển bệnh mắt đục thủy tinh thể.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B gồm: trứng, thịt gà, cá hồi, gan động vật, bông cải xanh, nấm, các loại đậu, hat,…
- Vitamin C: Giống như vitamin E, vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh có thể bảo vệ đôi mắt của bạn chống lại các gốc tự do gây hại. Vitamin C và một số chất dinh dưỡng khác được sử dụng trong AREDS bổ sung, có thể mang lại nhiều lợi ích cho những người bị đục thủy tinh thể. Ngoài ra, vitamin C cần thiết để tạo ra collagen, một loại protein cung cấp cấu trúc cho mắt của bạn, đặc biệt là trong giác mạc và màng cứng.
Thực phẩm nhiều vitamin C gồm: dâu tây, ổi, cam, xoài, kiwi, đu đủ, ớt chuông, cải xanh,…
- Lutein và Xanthin: Lutein và zeaxanthin là một phần của họ carotenoid, một nhóm các hợp chất có lợi được tổng hợp bởi thực vật. Cả hai loại carotenoid này đều có thể được tìm thấy trong điểm vàng và võng mạc của mắt bạn, nơi chúng giúp lọc ánh sáng xanh có hại tiềm tàng, do đó bảo vệ mắt bạn khỏi bị hư hại.
Thực phẩm chứa nhiều Lutein và Xanthin gồm: Rau bina nấu chín, rau cải xanh,…
Thực phẩm cần hạn chế ở người bệnh đau mắt đỏ
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên hạn chế một số loại thực phẩm sau đây để tránh làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn:
- Thực phẩm có tính nóng:
- Gia vị: Hành, tỏi, hẹ, ớt,…
- Thịt: Thịt chó, thịt dê, thịt bò,…
- Thực phẩm có mùi tanh:
- Thủy, hải sản: Tôm, cua, cá, ốc,…
- Rau muống và mỡ động vật
- Đồ ăn cay nóng, đồ uống có gas
- Rượu bia, cà phê, đồ ngọt
- Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh
Ngoài việc hạn chế các loại thực phẩm trên, bạn cũng nên:
- Uống nhiều nước: Nước lọc, nước trái cây,…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể phục hồi.
- Vệ sinh mắt thường xuyên: Rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt, không dụi mắt,…
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.