Nguyên nhân và biểu hiện của việc suy giảm Testosterone
Testosterone là gì?
Testosterone là hormone cực kỳ quan trọng đối nam giới, nó không chỉ quy định các đặc tính ở người đàn ông mà còn có mặt ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, quyết định sức khỏe toàn thân, cũng như khả năng sinh lý, sinh sản của phái mạnh.
Testosterone bắt đầu sản xuất ở tuần thứ 7 của thai kỳ và tăng cao ở giai đoạn dậy thì và đạt cực đỉnh trong những năm cuối tuổi thiếu niên, rồi chững lại. Lượng testosterone đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20-30. Sau tuổi 30, Testosterone có xu hướng suy giảm. Theo ước tính, lượng Testosterone giảm trung bình từ 1-2% mỗi năm. Sau tuổi 35, lượng Testosterone chỉ đạt 70-75%, ở độ tuổi 45 chỉ còn mức 60-65%. Tuổi càng cao thì tốc độ suy giảm càng tăng nhanh.
Nguyên nhân Testosterone suy giảm
Sau tuổi 30, Testosterone bắt đầu suy giảm một cách tự nhiên, thì chúng còn chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố tiềm ẩn sau đây:
- Stress, mệt mỏi
- Lạm dụng tình dục
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm
- Tác dụng phụ của thuốc
- Mắc một số bệnh lý
- Lối sống, chế độ ăn uống, vận động không hợp lý.
Những dấu hiệu thường gặp khi suy giảm testosterone ở người trẻ
Dấu hiệu nhận thấy cơ thể bắt đầu có những sự thay đổi rõ rệt về sức khỏe, bao gồm:
- Giảm ham muốn tình dục, giảm cương dương vật và số lượng tinh trùng.
- Hệ thần kinh bị suy giảm
- Lười hoạt động thể lực
- Thay đổi thói quen sống, tâm lý và cảm xúc
- Thích sống cô độc
- Thường xuyên thấy đau nhức, mệt mỏi toàn thân
- Giảm sức mạnh và khối lượng cơ bắp
- Tăng khối lượng mỡ bụng và phần trên cơ thể
- Đau lưng, loãng xương
- Nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch
- Rối loạn hệ thống tạo máu
- Ảnh hưởng tới da, tóc, móng và lông.
Các nguy cơ tiềm ẩn
Suy giảm sinh lực
- Thay đổi ngoại hình: Suy giảm testosterone có thể khiến râu, lông mu, lông tay, lông chân mỏng đi, kéo theo đó là cơ bắp nhão chảy xệ, dễ béo bụng, dễ tăng cân. Điểm dễ nhận biết nhất là khí sắc kém, vẻ mệt mỏi kém phong độ hiện rõ trên gương mặt.
- Trầm cảm và khó ngủ: Trầm cảm là một triệu chứng do lượng testosterone thấp, tuy nhiên đây không phải nguyên nhân duy nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới có nồng độ nội tiết tố nam testosterone thấp có xu hướng bị trầm cảm lâm sàng, bên cạnh tâm lý dễ cáu giận và có xu hướng thích cô độc, giấc ngủ thường xuyên bị xáo trộn, mất ngủ và bồn chồn vào ban đêm.
- Thể lực suy giảm: Khi testosterone giảm, khối cơ bắp và sự dẻo dai của bạn cũng yếu đi, cơ bắp nhão, sức bền giảm, trương lực cơ giảm, khiến nam giới khó làm được việc nặng.
- Rắc rối từ các hệ cơ quan: Mức testosterone thấp gây nguy cơ xuất hiện các bệnh như huyết áp cao dao động, bệnh mạch vành, bệnh tiểu đường, loãng xương.
Suy giảm sinh lý
- Giảm ham muốn: Suy giảm nội tiết tố nam dẫn tới giảm ham muốn tình dục, là tình trạng giảm hay không có ham muốn sinh hoạt tình dục, hoặc không hứng thú với các kích thích tình dục, khi sinh hoạt khó đạt được cực khoái.
- Xuất tinh sớm: Do suy giảm nội tiết tố nam mà sự cương cứng của dương vật giảm và sự cố sáp (giữ tinh) kém nên dẫn tới hiện tượng xuất tinh sớm.
- Rối loạn cương dương: Lượng nội tiết tố nam giảm dẫn đến rối loạn cương dương dưới 3 hình thức sau:
- Đôi khi không thể đạt được trạng thái cương cứng hoàn toàn
- Không thể duy trì được trạng thái cương cứng trong suốt quá trình giao hợp
- Hoàn toàn không thể đạt được trạng thái cương cứng.
- Suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng: Chất lượng và số lượng tinh trùng ngoài sự ảnh hưởng của bệnh lý về tinh hoàn, thừng tinh, còn ảnh hưởng rất lớn bởi lượng nội tiết tố nam testosterone.
- Mãn dục sớm: Nồng độ nội tiết tố nam testosterone trong máu giảm gây nên tình trạng mãn dục sớm khi 40 tuổi, hoặc thậm chí ngoài 35 tuổi.
Suy giảm testosterone và các vấn đề sức khỏe khác ở nam giới
Suy giảm testosterone và bệnh tiểu đường
Theo các nghiên cứu gần đây cho biết, đàn ông mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị suy giảm testosterone và ngược lại, những người đàn ông có mức độ testosterone thấp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường sau này.
Testosterone giúp các mô của cơ thể hấp thụ nhiều đường trong máu để đáp ứng với insulin. Nam giới có testosterone thấp thường xuyên bị kháng insulin, họ cần sản xuất nhiều insulin hơn để giữ cho lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Khi thực hiện một cuộc thử nghiệm ngẫu nhiên, người ta đã chỉ ra rằng có đến một nửa số đàn ông mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nồng độ testosterone thấp.
Suy giảm testosterone và bệnh béo phì
Béo phì và sự suy giảm nồng độ testosterone có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khiến cơ thể tăng cân và mất cân bằng nội tiết.
Các tế bào mỡ chuyển hóa testosterone thành estrogen, làm giảm nồng độ testosterone. Ngoài ra, béo phì còn làm giảm mức độ globulin liên kết với hormone giới tính (SHBG), một loại protein mang testosterone trong máu. Ít SHBG có nghĩa là testosterone tự do sẽ ít hơn bình thường.
Hội chứng chuyển hóa và sự suy giảm testosterone
Hội chứng chuyển hóa là tên của một tình trạng bao gồm sự hiện diện của mức cholesterol bất thường, huyết áp cao, béo phì ở vòng eo và lượng đường trong máu cao. Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các nghiên cứu cho thấy những người đàn ông có testosterone thấp có nhiều khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa. Trong hội chứng chuyển hóa, mô mỡ là cơ quan nội tiết sản xuất phần lớn các hormon và cytokin, trong đó mỡ tạng có áp lực mạnh với các thụ thể androgen và các axit béo vì vậy các thụ thể androgen bị tích lũy trong mỡ. Đã có bằng chứng cho rằng testosterone là yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến tình trạng béo phì. Sản xuất chất leptin từ mô mỡ có mối liên hệ chặt chẽ với đề kháng insulin và nó đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp hormon và giảm nồng độ testosterone huyết tương.
Bệnh tim và sự suy giảm testosterone
Testosterone có tác dụng hỗn hợp trên các động mạch. Nhiều chuyên gia cho biết testosterone góp phần làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tim và huyết áp cao có xu hướng ảnh hưởng đến nam giới ở độ tuổi trẻ hơn. Nồng độ testosterone cao có thể có hại cho tim.
Trầm cảm
Trong một nghiên cứu ở gần 4.000 đàn ông trên 70 tuổi, những người có mức testosterone thấp nhất có khả năng bị trầm cảm cao gấp đôi.
- Rối loạn chức năng cương dương
Các vấn đề về cương cứng và giảm ham muốn tình dục là những triệu chứng phổ biến của sự suy giảm testosterone. Trong khi hầu hết các tình trạng bị rối loạn chức năng cương dương ở những người đàn ông lớn tuổi là do xơ vữa động mạch.
Giải pháp tăng testosterone ở nam giới
Một số biện pháp có thể giúp làm tăng testosterone trong cơ thể:
- Tập thể dục thường xuyên: đối với những người cao tuổi nên tập luyện thể dục hàng ngày để duy trì mức testosterone, giúp cơ thể luôn sung mãn mặc dù đã bị suy giảm đi ít nhiều do sự tàn phá của thời gian.
- Bổ sung đầy đủ lượng protein, chất béo và carbohydrates: một chế độ ăn uống khoa học giúp tăng nồng độ testosterone cho nam giới, bao gồm đủ protein để hỗ trợ giảm béo và duy trì nguồn nguyên liệu đi nuôi dưỡng cơ thể, nạp thêm các loại chất béo tốt từ dầu cá, dầu thực vật, hạt lanh, vừng,…rất có lợi cho testosterone và sức khỏe nói chung, đủ lượng carbohydrate giúp tối ưu hóa mức độ testosterone trong quá trình rèn luyện cơ thể.
- Giảm thiểu căng thẳng và mức cortisol: sự căng thẳng kéo dài có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol trong cơ thể, dẫn tới suy giảm testosterone.
- Bổ sung vitamin D: đây là một chất giúp tăng cường testosterone tự nhiên.
- Bổ sung đầy đủ khoáng chất và các loại vitamin: giúp tăng nội tiết tố ở nam giới.