Bệnh sốt phát ban, một trong những căn bệnh phổ biến ở cả trẻ em và người lớn, thường gây ra nhiều lo lắng do triệu chứng đa dạng. Việc hiểu biết về các triệu chứng và cách nhận biết chúng là quan trọng để đưa ra biện pháp điều trị và phòng tránh phù hợp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh sốt phát ban, cũng như cách phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình.
Sốt phát ban là gì?
- Sốt phát ban hay Roseola – ban đào, là bệnh truyền nhiễm lành tính, triệu chứng điển hình nóng sốt và nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng.
- Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến: ban đỏ và ban đào.
- Bệnh lây lan nhanh chóng từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc vật dụng cá nhân, tiếp xúc cơ thể với người bệnh, tiếp xúc giọt bắn của người bệnh khi hắt hơi, sổ mũi, ho. Vì thế, tại các nhà trẻ, trường học là những nơi thường có nguy cơ mắc bệnh cao. Người lớn thường có sức đề kháng tốt hơn nên bệnh thường đi kèm với những triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng.
Những triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn. Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em và người lớn không giống nhau. Về cơ bản, người bị bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện sau:
- Sốt: từ nhẹ (37.50C – 38.50C) đến sốt cao trên 390C, thời gian sốt có thể diễn ra từ 3 – 5 ngày.
- Phát ban: Các nốt phát ban sẽ xuất hiện sau khi sốt cao. Nốt ban có màu đỏ hoặc màu hồng và mọc li ti theo từng cụm ở ngực, lưng, bụng và khắp cơ thể. Các nốt ban thường không gây ngứa và biến mất sau vài ngày nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách.
- Một số triệu chứng khác đi kèm: mệt mỏi, sổ mũi, sưng mắt, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy,…
Ngoài ra, dấu hiệu sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào cũng khác nhau:
- Sốt phát ban đỏ: thường do virus sởi gây ra, trẻ cũng sẽ bị sốt, dấu hiệu sốt giảm khi phát ban xuất hiện. Phát ban ban đầu mọc ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Các nốt ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi mất thường để lại những vết thâm trên da gần như dạng vằn hổ. Bên cạnh đó, kèm theo là chảy nước mắt, nước mũi, ho, đỏ mắt.
- Sốt phát ban đào thường kéo dài khoảng 3 ngày, với nốt ban xuất hiện ở mặt đầu tiên, sau đó lan xuống chân. Ban đào do virus rubella gây ra thường dày hơn, có màu nhạt hơn ban đỏ. Trẻ bị ban đào có tình trạng sưng đau hạch sau tai, hạch cổ, dưới chẩm, có thể đau khớp kèm theo.
Cách phòng ngừa sốt phát ban
Bệnh sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi và hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi. Phần lớn trẻ bị nhiễm bệnh khi đi nhà trẻ. Đôi khi, căn bệnh này cũng có thể xảy ra ở người lớn. Đây là bệnh lây nhiễm cấp tính và cho đến nay, vẫn chưa có vacxin phòng bệnh. Vì vậy, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:
- Tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm, đặc biệt cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hằng ngày, uống đủ nước.
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết để cơ thể tăng cường sức đề kháng.
- Tập luyện thể dục hằng ngày để nâng cao sức đề kháng.
- Hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu hoặc nghi ngờ bị bệnh.
- Bản thân bị bệnh nên chủ động cách ly, đeo khẩu trang để không lây nhiễm cho những người xung quanh.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Dùng riêng các vật dụng cá nhân.
- Hạn chế đưa tay chạm lên miệng, mũi, mắt.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, đảm bảo sự thoáng mát.
- Đồ chơi của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên.
- Không để trẻ vui chơi ở những khu vực bụi rậm, ẩm ướt để tránh bị côn trùng cắn
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.