Mẹ cho con bú ăn sữa chua được không? là thắc mắc của nhiều chị em. Bởi vì sữa chua thường được ủ lạnh, nên phụ nữ sau sinh thường phải kiêng nên dẫn đến nhiều băn khoăn. Vậy nên, để biết rõ hơn liệu rằng đang cho con bú có ăn sữa chua được không? Hãy cùng Pharmacity giải đáp ngay trong bài viết sau đây.
Giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua
Sữa chua là một sản phẩm từ sữa được lên men tự nhiên bởi các vi khuẩn có lợi, mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe người dùng, chẳng hạn như:
Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, protein và vitamin khoáng chất tốt cho sức khỏe
Lợi khuẩn trong sữa chua
Sữa chua được tạo ra bằng cách lên men sữa tươi với sự tham gia của vi khuẩn có lợi như Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus. Trong quá trình lên men, sữa được ủ ở nhiệt độ thích hợp để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Các vi khuẩn này chuyển hóa đường sữa thành axit lactic, làm cho sữa đặc lại và có vị chua đặc trưng. Khi vi khuẩn đã hoạt động tối ưu, sữa chua sẽ được làm lạnh để bảo quản và giữ nguyên lợi khuẩn.
Protein
Sữa chua chứa một lượng protein đáng kể, với khoảng 8,5g protein trong mỗi 245g sữa chua. Protein trong sữa chua hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp các axit amin cần thiết cho cơ thể. Nhờ có protein, sữa chua không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn hỗ trợ sức khỏe đường ruột và các quá trình tiêu hóa khác.
Vitamin và khoáng chất
Sữa chua cũng là nguồn cung cấp phong phú các vitamin và khoáng chất. Trong 100g sữa chua, sẽ có chứa khoảng 95mg photpho, 2,9g protein, 0,05mg sắt, 12mg magie, cùng với các vitamin B, C và A. Những dưỡng chất này rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là cho phụ nữ mang thai, mẹ sau sinh giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé.
Mẹ cho con bú ăn sữa chua được không?
Sữa chua là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, protein hỗ trợ tiêu hóa và phát triển cơ bắp, cùng với nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sức khỏe tổng thể.
Vậy nên, với câu hỏi mẹ cho con bú ăn được sữa chua không? thì câu trả lời là CÓ và việc ăn sữa chua không chỉ an toàn mà còn có lợi cho cả mẹ và bé.
Những lợi ích của sữa chua mang lại cho mẹ sau sinh
Sau khi trả lời được câu hỏi mẹ cho con bú ăn sữa chua được không? thì việc tiêu thụ bổ sung thêm thực phẩm này vào thực đơn của mẹ sau sinh sẽ mang lại những lợi ích như:
- Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ sau sinh: Sữa chua là nguồn cung cấp phong phú các dưỡng chất cần thiết như protein, canxi, vitamin và khoáng chất. Những dưỡng chất này giúp mẹ bỉm duy trì sức khỏe tốt, cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé thông qua sữa mẹ.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn (probiotics) như Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch và duy trì cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Điều này rất quan trọng trong giai đoạn cho con bú khi mẹ cần có hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thụ tối đa dưỡng chất.
- Cung cấp canxi: Canxi trong sữa chua không chỉ giúp mẹ duy trì sức khỏe xương mà còn cần thiết cho sự phát triển xương và răng của bé. Đảm bảo mẹ nhận đủ canxi giúp ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương sau này.
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi: Sữa chua chứa các vitamin nhóm B như B2 (riboflavin) và B12, giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và năng lượng. Điều này rất quan trọng đối với các chị em sau sinh trong giai đoạn cho con bú khi họ có thể cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng.
- Dễ tiêu hóa: Việc mẹ tiêu thụ sữa chua thường sẽ dễ tiêu hóa hơn so với sữa tươi vì quá trình lên men đã làm giảm lượng lactose. Điều này rất hữu ích cho những mẹ bị không dung nạp lactose.
- Kiểm soát cân nặng hiệu quả: Sữa chua cung cấp protein chất lượng cao giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, giảm thèm ăn và hỗ trợ tiêu hóa, cùng hàm lượng calo thấp nên giúp mẹ sau sinh kiểm soát cân nặng hiệu quả.
- Phòng tránh bệnh huyết áp cao sau sinh: Sữa chua giàu canxi và kali, hai khoáng chất quan trọng giúp điều chỉnh huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao sau sinh.
- Làm đẹp da mẹ sau sinh: Sữa chua chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin B, vitamin E và kẽm, giúp cải thiện sức khỏe làn da, làm da mịn màng và giảm mụn. Nên mẹ bỉm ngoài cách ăn trực tiếp có thể dùng làm mặt nạ dưỡng da cũng rất tốt.
Sữa chua mang đến nhiều lợi ích cho mẹ sau sinh
Sau sinh bao lâu được ăn sữa chua?
Sữa chua là một món ăn giàu dinh dưỡng, nhưng theo ý kiến của các chuyên gia y tế vì khi mới sinh xong hệ tiêu hoá của mẹ chưa được ổn định nên các chế phẩm từ sữa như sữa chua dễ khiến mẹ bị tiêu chảy, đi ngoài. Vậy nên, để đảm bảo an toàn thì mẹ có thể ăn được sữa chua sau sinh khoảng 5 – 7 ngày, khi cơ thể của mẹ dần phục hồi là thích hợp nhất.
Những trường hợp mẹ sau sinh không nên ăn sữa chua
Mặc dù sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng và có nhiều lợi ích, có một số trường hợp mẹ sau sinh nên tránh ăn sữa chua:
- Dị ứng sữa hoặc không dung nạp lactose: Nếu mẹ bị dị ứng với sữa hoặc không dung nạp lactose, việc tiêu thụ sữa chua có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
- Hệ tiêu hóa yếu: Sau sinh, nếu mẹ có hệ tiêu hóa yếu hoặc gặp vấn đề tiêu hóa như viêm dạ dày, tiêu chảy, hoặc hội chứng ruột kích thích, sữa chua có thể làm tình trạng tiêu hóa trở nên tồi tệ hơn.
- Đang dùng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh có thể tương tác với các lợi khuẩn trong sữa chua, làm giảm hiệu quả của cả thuốc và lợi khuẩn. Mẹ sau sinh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ sữa chua nếu đang trong thời gian dùng thuốc.
- Tiền sử viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng: Sữa chua có thể kích thích tiết dịch nhầy, làm tăng các triệu chứng viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng nên nếu chị em có gặp vấn đề này thì không nên sử dụng.
- Bé bị dị ứng hoặc có phản ứng tiêu cực: Nếu bé có dấu hiệu dị ứng hoặc phản ứng tiêu cực khi mẹ tiêu thụ sữa chua, như phát ban, khó chịu, hoặc tiêu chảy, mẹ nên ngừng ăn sữa chua và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu trẻ bú sữa mẹ bị dị ứng đạm sữa bò thì mẹ không nên ăn sữa chua
Mẹ đang cho con bú ăn sữa chua như thế nào cho đúng, an toàn?
Để đảm bảo an toàn khi ăn sữa chua sau sinh, chị em cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mẹ bỉm nên chọn ăn các loại sữa chua tự nhiên, không đường hoặc ít đường để tránh tiêu thụ đường không cần thiết.
- Tránh các loại sữa chua có chứa chất bảo quản, màu nhân tạo và hương liệu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
- Bắt đầu ăn một lượng nhỏ sữa chua (khoảng nửa hũ) để kiểm tra xem cơ thể mẹ và bé có phản ứng tiêu cực nào không. Đồng thời, mẹ nên quan sát phản ứng của bé trong 24-48 giờ sau khi mẹ ăn sữa chua. Nếu bé không có dấu hiệu dị ứng hoặc khó chịu, mẹ có thể tăng dần lượng sữa chua.
- Mẹ nên ăn sữa chua giữa các bữa chính để giúp tiêu hóa tốt hơn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên tránh ăn sữa chua vào buổi tối muộn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ.
- Kết hợp sữa chua với các loại trái cây tươi như chuối, táo,hoặc dâu tây để bổ sung vitamin và chất xơ.
- Không ăn sữa chua quá lạnh vì cơ thể mẹ sau sinh còn khá yếu, nếu ăn sữa chua lạnh quá dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của cả mẹ và bé. Tốt nhất, mẹ nên lấy sữa chua ra khỏi ngăn mát, để ngoài khoảng 5 – 10 phút trước khi ăn.
- Không ăn sữa chua khi đói bụng vì lúc này độ pH trong dạ dày thấp sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn có trong sữa chua.
- Trước khi ăn, mẹ cần phải chú ý hạn sử dụng và bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh.
- Không nên đun hâm nóng sữa chua vì dễ làm tiêu diệt các lợi khuẩn và dinh dưỡng của sản phẩm.
- Mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều sữa chua trong ngày dễ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ như tăng cân, sỏi thận…. thay vào đó chị em chỉ nên ăn tối đa 1 – 2 hộp sữa chua/ngày là tốt nhất.
Chị em có thể kết hợp sữa chua cùng trái cây để tăng hương vị thơm ngon
Trên đây là những thông tin mà Pharmacity đã giải đáp thắc mắc về việc mẹ cho con bú ăn sữa chua được không? Qua đó có thể thấy đây là một món ăn khá tốt cho mẹ sau sinh, nhưng mọi người cũng nên tiêu thụ lượng vừa phải, ăn đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.