Vận động hay luyện tập thể dục mang lại sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho con người. Luyện tập thể dục giúp con người hạnh phúc hơn; tốt cho cơ bắp và xương; làm tăng năng lượng; giảm nguy cơ mắc bệnh; giúp làn da khỏe mạnh; cải thiện chức năng não, bảo vệ trí nhớ và kỹ năng tư duy; giúp thư giãn và cải thiện giấc ngủ;….
Vậy với những người bị bệnh, đặc biệt là những người suy tim thì sao? Họ có luyện tập thể dục được không?, và luyện tập như thế nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp chúng ta biết nhé!
Suy tim là gì?
- Suy tim (HF) là một hội chứng rối loạn chức năng tâm thất. Suy thất trái (LV) gây khó thở và mệt mỏi và suy thất phải (RV) gây tích tụ dịch ngoại vi và tích tụ dịch trong ổ bụng; các tâm thất có thể bị tổn thương cùng nhau hoặc riêng biệt.
- Chẩn đoán ban đầu dựa trên lâm sàng, hỗ trợ bởi chụp X-quang ngực, siêu âm tim và xét nghiệm BNP
- Xét nghiệm BNP là viết tắt của B-type Natriuretic Peptide, nghĩa là xét nghiệm định lượng lượng hormone BNP có trong máu người. Mà BNP là do tim sản xuất ra nên định lượng hormone này sẽ cho biết tình trạng hoạt động của tim.
- Khi suy tim, tim không thể cung cấp đủ máu cho các nhu cầu chuyển hóa, và sự gia tăng áp lực động mạch phổi hoặc tăng áp lực trên hệ thống tĩnh mạch sẽ dẫn đến ứ đọng dịch ở ngoại biên. Tình trạng này có thể do những bất thường trong chức năng tâm thu hay tâm trương hoặc thông thường là do cả hai. Mặc dù sự thay đổi chức năng của cơ tim có thể đóng vai trò chính, nhưng cũng có những thay đổi bất thường về kết cấu collagen trong ma trận ngoại bào. Bệnh lý cấu trúc tim (khuyết tật bẩm sinh, bệnh lý van tim), bệnh lý rối loạn nhịp (nhịp nhanh) và tăng nhu cầu chuyển hóa (do cường giáp) cũng có thể gây suy tim.
Các bài tập thể dục cho người suy tim
Thể dục nhịp điệu (Aerobic), yoga, khiêu vũ
-
- Các bài tập aerobic thường nhẹ nhàng, nên các bài tập này an toàn đối với người mắc các bệnh về tim mạch.
- Nên tập luyện 5 lần/ tuần, 20 – 30 phút/ lần.
- Tập Aerobic vừa an toàn cho tim mạch, cải thiện tốc độ đập của tim, đồng thời còn hạ huyết áp, Ngoài ra, tùy vào điều kiện sức khỏe lúc bấy giờ, bạn có thể thử.
Đi bộ
- Một trong những bài tập cho người bệnh tim được nhiều người áp dụng đó chính là đi bộ. Nếu duy trì thói quen đi bộ lâu dài thì chỉ số huyết áp cũng như chỉ số cholesterol có thể thuyên giảm dần
- Theo kết quả từ một số nghiên cứu, có thể giảm 18% nguy cơ phát triển bệnh mạch vành nếu bỏ ra 30 phút đi bộ mỗi ngày. Đồng thời, rủi ro nhồi máu cơ tim cũng sẽ giảm bớt 35% khi có thói quen đi bộ mỗi tuần 180 phút.
- Có thể đi bộ ở ngoài trời hoặc trong nhà, trên máy chạy bộ hoặc đi thang bộ thay vì thang máy,…
Chạy bộ
-
-
- Là cách tập luyện rất tốt cho người bệnh tim.
- Mỗi buổi tập nên bắt đầu chạy chậm, sau đó nhanh dần nhưng vừa sức và đều đặn. Khi thấy mệt thì chạy chậm dần lại trước khi ngừng hẳn.
- Khi mới bắt đầu nên chạy những đoạn đường ngắn, vài trăm mét hoặc người yếu hơn thì vài chục mét, nhưng sau đó là tăng dần lên. Mỗi tuần nên chạy 3 – 4 lần, nhưng số chiều dài quãng đường vẫn được tăng dần lên.
- Không nên chạy ở những nơi ô nhiễm. Theo nghiên cứu, những người hít thở không khí ô nhiễm trong một thời gian dài có nguy cơ chết vì bệnh tim cao hơn người sống trong môi trường trong lành đến 76%.
-
Bơi lội
-
- Luyện tập bơi lội mỗi ngày rất tốt cho tim mạch, cải thiện sự co bóp của tim, giảm huyết áp, giúp nhịp tim thấp hơn và làm tăng dung tích phổi. Ngoài ra còn giúp người bệnh tăng sức đề kháng, tăng sự linh hoạt.
- Người bệnh nên bơi 150 phút mỗi tuần và đều đặn để cải thiện sức khỏe cho tim mạch.
- Đặc biệt, với người bị bệnh tim, nên bơi thư thả nhẹ nhàng, không bơi nhanh và lặn vì việc nín thở rất nguy hiểm cho tim mạch.
Bóng bàn, cầu lông
-
- Đây là các môn thể thao an toàn, nhẹ nhàng
- Nên chơi nhẹ nhàng, tùy sức, không nên gắng sức
- Nên chơi không quá 1h/ lần
Những lưu ý cho người bệnh tim khi tập thể dục
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập về:
-
- Thời gian tập thể dục mỗi ngày
- Bao nhiêu lần/ tuần
- Những bài tập nào nên tập hoặc nên tránh?
- Có cần thời gian để thích ứng với thuốc tim mạch trước khi tiến hành tập luyện không?
- Có nên đo nhịp tim, đếm nhịp đập khi đang tập thể dục?
- Các dấu hiệu cảnh báo nên đề phòng?
Nên bắt đầu tập luyện chậm rãi, không quá gắng sức
-
- Tập đều đặn theo từng ngày, từng tháng
- Sau một thời gian luyện tập, có thể tăng cường độ luyện tập. Nên tăng từ từ, không được tăng quá sức
- Không tập thể dục trong vòng một giờ nếu vừa dùng bữa xong.
- Luôn khởi động trước khi tập luyện. Điều này giúp tim có thể tự điều chỉnh và thích nghi dần từ trạng thái nghỉ ngơi đến trạng thái hoạt động.
- Khi kết thúc luyện tập, nên dừng từ từ, không được dừng đột ngột
- Bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể trước, trong và sau khi rèn luyện.
- Trong thời gian đầu luyện tập, cơ bắp có thể đau nhức và mệt mỏi. Điều đó hoàn toàn bình thường. Sau một thời gian, khi đã thích nghi với việc tập luyện, tình trạng này sẽ dần thuyên giảm và biến mất.
- Tuy nhiên, nếu bất kỳ cơn đau nghiêm trọng nào đột ngột xảy ra (đau ngực, suy giảm thể lực, chóng mặt, tức ngực,…), lập tức ngừng tập luyện và đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.