Cây hoa thiên lý, là một loại cây leo phổ biến tại Việt Nam, không chỉ mang lại hương vị thơm ngon cho các món ăn mà còn giúp điều trị một số bệnh như rôm sảy, viêm loét…Trong bài viết sau đây, Pharmacity sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng loại dược phẩm bổ ích này.
Đặc điểm của hoa thiên lý
Cây hoa thiên lý là loại cây thân thảo, dây leo, với thân mảnh và không tua cuốn, đặc biệt là ở phần non của cây có lông. Hoa của cây thường xuất hiện ở dạng chùm lớn dưới nách lá, mỗi bông hoa có 5 cánh mở rộng, có màu xanh lục hoặc ngả vàng.
Cây thường cho hoa từ đầu tháng 5 đến tháng 10, và quá trình phát triển thành quả diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12. Loại cây này thường được sử dụng để chế biến trong các món ăn và được xem như nguồn dược liệu tốt cho sức khỏe.
Đặc điểm chung của hoa thiên lý
5 công dụng nổi bật của hoa thiên lý
Bộ phận thường được sử dụng của cây hoa thiên lý chính là phần lá non và phần hoa. Theo y học, hoa thiên lý có tác dụng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh.
Hoa thiên lý ngăn ngừa rôm sảy
Vào mùa hè nóng bức, trẻ em thường dễ mắc bệnh rôm sảy, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Với đặc tính thanh nhiệt và giải độc, hoa thiên lý đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và giảm triệu chứng của bệnh rôm sảy.
Hỗ trợ giảm cân
Trong hoa thiên lý không chì chứa ít calo mà còn chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục, giúp mang lại cảm giác no, từ đó giúp giảm các giác thèm ăn và làm hạn chế khả năng hấp thụ chất béo hiệu quả.
An thần, cải thiện giấc ngủ
Theo Đông y, hoa thiên lý được xem như một loại thảo dược có khả năng hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Đây được coi là một cách tiếp cận tự nhiên để giúp giảm tình trạng mất ngủ.
: Mất ngủ nên ăn gì? 10 loại thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ
Hoa thiên lý có tác dụng cải thiện giấc ngủ
Hoa thiên lý điều trị bệnh trĩ
Nó còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm trong cơ thể. Đặc biệt, trong cây hoa thiên lý cũng còn có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng, giúp điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Hoa thiên lý hỗ trợ điều trị vô sinh
Nguyên nhân dẫn đến vô sinh thường là do tiếp xúc nhiều với chì, mà trong hoa thiên lý lại chứa hàm lượng kẽm khá cao. Chính vì thế, món ăn này sẽ giúp đẩy chì ra khỏi tinh dịch giúp ngăn ngừa chứng vô sinh ở nam giới.
Hướng dẫn sử dụng hoa thiên lý đúng cách
Hoa thiên lý sẽ cung cấp nhiều lợi ích đối với sức khỏe nếu bạn sử dụng chúng một cách hợp lý. Cùng tìm hiểu cách sử dụng loại dược phẩm này theo khuyến cáo sau.
Ai không nên ăn hoa thiên lý?
Các đối tượng cần lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý:
- Người cao tuổi có hệ tiêu hóa yếu.
- Trẻ sơ sinh.
- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Những người đang ốm hoặc đang mắc một số bệnh lý.
Tác dụng phụ của hoa thiên lý
Hoa thiên lý là dược phẩm lành tính, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng nó cần được cân nhắc vì bên trong chứa một ít độc tố được gọi là Ancaloit. Ancaloit là một chất độc có trong lá cây có thể gây ngộ độc và thậm chí gây tử vong.
Để tránh nguy cơ ngộ độc, quan trọng là không nên lạm dụng quá nhiều hoa thiên lý. Vì vậy, mỗi tuần chỉ nên sử dụng hoa thiên lý từ 1-2 lần mỗi tuần và luôn tuân thủ liều lượng đều đặn để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Bật mí các bài thuốc trị bệnh từ hoa thiên lý
Hoa thiên lý không chỉ là nguồn thực phẩm đa dạng và có lợi cho sức khỏe, mà còn là thành phần quan trọng trong những bài thuốc truyền thống để chữa nhiều loại bệnh. Dưới đây là một số cách chế biến hoa thiên lý để điều trị bệnh hiệu quả.
Ngăn ngừa rôm sảy ở trẻ
Sử dụng hoa thiên lý, giã nát rồi nấu thành bột hoặc cháo cho bé ăn. Món ăn này giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc và ngăn ngừa tình trạng rôm sảy.
Cải thiện xương khớp
Nên sử dụng cả phần lá và hoa thiên lý để đạt hiệu quả tốt nhất đối với người bệnh xương khớp. Có thể sử dụng hoa thiên lý xào thịt bò hoặc chế biến chung với các món khác như thịt heo, rau,…
Chữa trị tình trạng mất ngủ
Để điều trị tình trạng mất ngủ, bạn có thể sử dụng khoảng 30-50g hoa thiên lý kết hợp với lá vông nem để nấu canh, thêm thịt heo hoặc cá diếc để tăng cường dinh dưỡng và sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần.
Điều trị bệnh trĩ
Món canh giò hoặc canh cua hoa thiên lý là những món ăn có khả năng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và có tác dụng tăng cường sức đề kháng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Trị giun kim
Đối với bài thuốc trị giun kim, cần chuẩn bị 30g hoa thiên lý, 25g đinh lăng, 20g rau sam. Lấy tất cả rửa sạch, sắc nước uống thuốc mỗi ngày 3 lần, uống liên tục trong 3 ngày sẽ thấy có kết quả.
Chữa mụn nhọt
Sử dụng lá cây thiên lý tươi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt. Thực hiện đều đặn cho đến khi mụn nhọt xẹp hẳn.
Gợi ý cách chế biến hoa thiên lý bổ dưỡng
Một số lưu ý cần biết khi sử dụng hoa thiên lý
Khi dùng lá và hoa thiên lý chế biến thức ăn và làm thuốc chữa bệnh nên lưu ý:
- Khi chế biến, không nên nấu hoa thiên lý chín quá sẽ làm hao hụt đi các chất dinh dưỡng cần thiết và làm giảm tác dụng của nó.
- Món ăn từ hoa thiên lý để chữa bệnh đau nhức xương khớp không nên kết hợp với các thực phẩm chứa sắt như gan, thịt lợn, rau muống,… vì chất sắt có thể sẽ đẩy kẽm ra khỏi cơ thể.
- Nếu bạn đang mắc bộ số bệnh lý, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm hoa thiên lý vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Cây hoa thiên lý là một nguồn dược phẩm tự nhiên mang lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Pharmacity hy vọng qua bài viết này có thể thể giúp bạn nắm rõ thông tin chi tiết về cách chế biến cũng như sử dụng hoa thiên lý một cách hợp lý để cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Xin lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Độc giả vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể và chính xác nhất.
:
- Top 6+ lợi ích đối với sức khỏe của cây kim tiền
- Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của cây keo
- Bật mí 6 công dụng bất ngờ từ cây hương thảo
- Cây hoàn ngọc là gì? Tác dụng của cây hoàn ngọc