Dị ứng phấn hoa là một dạng dị ứng thường gặp, đặc biệt vào thời điểm mùa xuân cây bắt đầu ra hoa nhiều. Làm thế nào nào để ngăn ngừa tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Dị ứng phấn hoa mùa xuân
Dị ứng phấn hoa là gì?
Dị ứng phấn hoa còn có tên gọi khác là sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng theo mùa. Đây là một dạng của chứng dị ứng theo mùa và lặp đi lặp lại đều đặn mỗi năm, thường vào mùa hè và mùa xuân.
Bạn thường cảm thấy khó chịu, hắt xì hơi liên tục và cảm thấy ngứa mũi, chảy nước mắt, phát ban khi tiếp xúc gần với phấn hoa hay ở trong không gian ngập tràn hoa, nhất là trong các dịp lễ tết. Đây là dấu hiệu có thể bạn đã bị dị ứng phấn hoa.
Nguyên nhân gây dị ứng phấn hoa
Phấn hoa là một loại bột rất mịn do cây cối, hoa, cỏ và cỏ dại tạo ra để thụ phấn cho nhau. Phấn hoa là một trong những nguyên nhân chính gây dị ứng phổ biến nhất.
Phản ứng dị ứng phấn hoa xảy ra xuất phát từ hệ thống miễn dịch. Ở những người bị dị ứng phấn hoa, hệ miễn dịch nhận diện các hạt phấn hoa vô hại như một kẻ xâm nhập nguy hiểm và bắt đầu sản xuất các chất để chống lại hạt phấn. Khi phấn hoa được phát tán trong không khí, nó dễ dàng bay vào mắt, mũi, phổi và bám vào da gây ra dị ứng.
Tình trạng dị ứng này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, nhất là vào dịp lễ tết, nhu cầu cắm hoa để trang trí đón chào xuân sang tăng mạnh cũng là lúc những người mắc cơ địa dị ứng phấn hoa lo lắng.
Triệu chứng dị ứng phấn hoa thường gặp
Triệu chứng dị ứng phấn hoa có thể nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, các dấu hiệu của dị ứng phấn hóa dễ nhận thấy như:
- Sổ mũi, nghẹt mũi;
- Cảm thấy áp lực xoang tăng lên, có thể gây đau mặt;
- Ngứa mắt, chảy nước mắt;
- Ho, ngứa cổ họng;
- Da sưng lên, phát ban, nổi sẩn mề đay;
- Giảm cảm giác vị giác hoặc mùi;
- Tăng phản ứng hen suyễn.
Với những bệnh nhân có tiền sử hen suyễn và một số bệnh về hô hấp khác, nếu bị dị ứng với phấn hoa thường phản ứng sẽ nặng hơn, gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Cách điều trị khi bị dị ứng phấn hoa
Mức độ nghiêm trọng của dị ứng phấn hoa tùy theo từng người, một số người chỉ bị dị ứng nhẹ, trong khi những người khác gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Việc điều trị sau đó phụ thuộc tình trạng của từng cá nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cụ thể:
- Thuốc không kê đơn: Bạn có thể được đề xuất sử dụng một số loại thuốc thông mũi, thuốc xịt trị viêm mũi dị ứng nhằm điều chỉnh lượng histamine giúp giảm tình trạng nghẹt mũi, chảy mũi và một số triệu chứng khác.
- Thuốc kê đơn: Nếu sử dụng thuốc trên không mang lại hiệu quả và triệu chứng dị ứng vẫn còn, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc chống dị ứng mạnh hơn. Thuốc có tác dụng kìm hãm quá trình sản sinh histamin gây dị ứng và thuốc chuyên điều trị dị ứng do cỏ.
- Tiêm thuốc: Nếu điều trị bằng các loại thuốc uống không hiệu quả, bác sĩ sẽ tiêm cho bạn các mũi tiêm chống dị ứng hoặc giải mẫn cảm.
Ngăn ngừa dị ứng phấn hoa mùa xuân
Cho tới nay vẫn chưa có một cách chữa trị nào để làm dứt điểm căn bệnh này, người bệnh phải sử dụng thuốc dị ứng hằng ngày. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa dị ứng phấn hoa mùa hoa nở (mùa xuân) bằng các biện pháp:
- Không trồng các loại cây cho hoa có khả năng gây dị ứng cao như một số loại cỏ tạo phấn, các loại cây bụi;
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, thông thoáng các cửa sổ và không gian trong nhà;
- Hạn chế tham gia các hoạt động ngoài trời khi lượng phấn hoa nhiều sẽ giúp giảm bớt lượng phấn hoa bạn hít phải và các triệu chứng của bạn;
- Phơi quần áo ngoài trời, thay vào đó có thể sử dụng máy sấy quần áo;
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài và vệ sinh mũi thường xuyên khi về nhà;
- Kết hợp sử dụng máy điều hòa có bộ lọc khí để giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng phấn hoa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số loại thuốc làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa, dị ứng phấn hóa khi mùa xuân. Hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn sức khỏe, nhất là trong dịp Tết nhé.
Bạn có thể xem thêm:
- Cảnh giác với trình trạng ngộ độc thực phẩm dịp cuối năm
- Men vi sinh là gì? Những điều cần biết sử dụng men vi sinh hiệu quả
- Ngộ độc rượu là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, không tự ý làm theo hướng dẫn của bài viết.